tailieunhanh - Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam
Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Thạc sĩ PHẠM KHẮC VỰC Giảng viên chính Trường ĐH An ninh nhân dân Tạp chí khoa học pháp lý 2/2004 1. Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng | Ngoài ra đối với người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, theo Điều 83, khoản 2 BLTTHS hiện hành quy định việc cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, trước khi giao người bị bắt cho cơ quan đã ra lệnh truy nã nếu xét thấy không thể giao ngay người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã thì áp dụng biện pháp tạm giữ. Cơ quan đã ra quyết định truy nã, sau khi nhận được thông báo về việc đối tượng mà mình truy nã đã bị bắt thì phải ra lệnh tạm giam và gửi cho cơ quan điều tra đã nhận người bị bắt. Theo quy định này thì người bị bắt theo quyết định truy nã có thể bị áp dụng đồng thời hai biện pháp ngăn chặn, đó là biện pháp tạm giữ (do cơ quan điều tra nhận người bị bắt áp dụng) và biện pháp tạm giam (do cơ quan đã ra quyết định truy nã áp dụng). Theo chúng tôi đối với người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, không nên tạm giữ đối với họ, vì thời hạn tạm giữ quá ngắn, trường hợp nơi họ bị bắt quá xa nơi ra lệnh truy nã họ, có thể không đủ thời gian để cơ quan điều tra nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan ra lệnh truy nã về việc bắt và cơ quan đã ra lệnh truy nã tiếp nhận người bị bắt. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, đồng thời quy định rõ thời hạn tạm giam đối với người bị bắt trong trường hợp này. Vì họ là người đang bị truy nã nên họ phải là bị can, bị cáo hoặc người đang thi hành hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật và việc họ bị truy nã chứng tỏ có căn cứ cho rằng cần phải cách ly họ ra khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. Việc họ trốn, dẫn đến phải truy nã đã thể hiện căn cứ tạm giam đối với họ./.
đang nạp các trang xem trước