tailieunhanh - Giá trị và các chuẩn mực nghệ thuật

Lịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người? Do đó, việc đánh giá nghệ thuật đều không bao giờ tỏ ra thỏa đáng, vì mọi người tỏ ra yêu thích một tác phẩm nghệ thuật chỉ khi tác phẩm đó áp dụng đúng yêu cầu, sở thích của. | Giá trị và chuẩn mực nghệ thuật Lịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người Do đó việc đánh giá nghệ thuật đều không bao giờ tỏ ra thỏa đáng vì mọi người tỏ ra yêu thích một tác phẩm nghệ thuật chỉ khi tác phẩm đó áp dụng đúng yêu cầu sở thích của người xem. Như vậy đối tượng nghệ thuật phải chăng là sự vừa hay không vừa của một cái áo so với kích cỡ của khán giả Khó khăn là ở chỗ mọi người đều muốn có một thang bậc nhất định ổn định cho giá trị nghệ thuật xem như một giá trị khoa học nhưng chẳng mấy ai chịu từ bỏ sở thích riêng cái thị hiếu chủ quan của mình trong việc lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy giá trị ấy nếu có được hoặc không khi nào có - là một việc hiển nhiên. Lịch sử con người luôn luôn biến đổi nên những khái niệm về cái đẹp về nghệ thuật cũng không ngừng thay đổi theo thị hiếu của con người. Điều cần tránh là không nên đặt ra những nguyên lý chuẩn mực để đánh giá cái đẹp. Nhưng nếu không tìm cách nào đó để có những lý giải thích đáng thì những nhà nghiên cứu sẽ lúng túng trước những câu hỏi của người xem Dựa vào đâu để đánh giá tác phẩm này là đẹp và giá trị nghệ thuật của tác phẩm kia là cao Đã từng có thời kỳ có lập luận cho rằng những cái đẹp đều phải có ích và cái có ích mới đẹp. Thật ra mọi vật trong đời sống của con người đều có ích và khi đã có ích thì được làm nên đẹp đẹp đế tiện dụng đẹp để dễ dàng trong việc trao đổi đẹp để dễ nhìn. Có những vật dùng hàng ngày không phải lúc nào cũng đẹp ví dụ hòn đá ghè cái chùy đá của người nguyên thủy. Nhưng cũng có những công cụ từ lúc được tạo ra nó đã mang nét đẹp định hình như mũi lao của người nguyên thủy không khác mấy mũi lao bằng thép của người hiện đại vóc dáng mũi lao không hề thay đổi trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ nguyên dáng đẹp của tuổi thơ ấu nguyên thủy. Ta hãy .