tailieunhanh - Nhờ có các quá trình cố định đạm sinh học tự nhiên

Nhờ có các quá trình cố định đạm sinh học tự nhiên, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng120- 160 triệu tấn Nitơ khí quyển đã được cố định và chuyển hoá thành nguồn phân đạm dưới các | Nhờ có các quá trình cố định đạm sinh học tự nhiên, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng120- 160 triệu tấn Nitơ khí quyển đã được cố định và chuyển hoá thành nguồn phân đạm dưới các dạng khác nhau (A. Gibson, 1995). Lượng đạm này ước tính gấp khoảng 2 lần lượng phân bón sản xuất ra hàng năm trên toàn thế giới. Cố định đạm sinh học là một quá trình được thực hiện bởi Vi khuẩn, trong đó Nitơ phân tử được biến đổi thành dạng nguyên tử, sau đó thành dạng đạm vô cơ phân tử Ammonia, tiếp đó vi khuẩn sẽ chuyển hoá tiếp một phần thành dạng hữu cơ axit amin để sử dụng cho bản thân vi khuẩn. Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm rhizobium với rễ của các cây họ đậu là "quá trình chung sống bên nhau để cùng có lợi", qua đó vi khuẩn rhizobium sẽ lấy được các nguồn hydrad cacbon (đường, tinh bột) cho hoạt động sống, ngược lại cây chủ sẽ được vi khuẩn cung cấp các nguồn đạm vô cơ phân tử ammonia cho sự sinh trưởng. Quan hệ cộng sinh này có vai trò hết sức quan trọng trong sự ổn định chu trình dinh dưỡng nitơ, bổ xung nguồn đạm cho đất và dinh dưỡng cây trồng, ổn định năng suất mùa vụ, phát triển bền vững sinh thái (Macdicken, 1994. Balasundaran, 1995). Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học cho mục đích ổn định, tăng năng suất cây trồng cũng như làm bền vững hệ sinh thái đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Xu thế hướng đi mới trong phát triển công nghệ và ứng dụng các chế phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất là sử dụng các loại chế phẩm hỗn loài, nhiều chủng nhằm làm tăng và ổn định hiệu lực của chế phẩm, trong đó đặc biệt chú ý sự phối hợp giữa vi khuẩn rhizobium với nấm cộng sinh mycorrhizae cho các loài cây có cả 2 khả năng hình thành cộng sinh như keo, phi lao.(Chang, 1986. Badji, 1989. Balasundaran, 1995). Keo Lai và keo Tai tượng là 2 loài cây trồng quan trọng và rất triển vọng của nhiều chương trình trồng rừng ở Việt Nam, đặc biệt trên những vùng đất bị thoái hoá. Đây là 2 loài cây họ đậu cò khả năng cộng sinh cao với vi khuẩn cố định đạm rhizobium và nấm rễ mycorhizae. Công việc tuyển chọn các chủng vi khuẩn rhizobium có hiệu lực cộng sinh cố định đạm cao ứng dụng cho sản xuất vườn ươm và rừng trồng cây keo Lai, keo Tai tượng sẽ làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất cây con vườn ươm, tăng khả năng thành công và năng suất rừng trồng của các chương trình trồng rừng sản xuất & phục hồi cải tạo môi trường sinh thái.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    106    0    26-11-2024