tailieunhanh - Làng rèn Trung Lương

Làng rèn Trung Lương nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay chưa ai xác định được nghề rèn ở đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng nó đã tồn tại trên mảnh đất Trung Lương này từ rất lâu rồi. Nghệ nhân rèn Trung Lương đi truyền nghề khắp trong Nam, ngoài Bắc. | Làng rèn Trung Lương Làng rèn Trung Lương nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh thuộc thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay chưa ai xác định được nghề rèn ở đây có tự bao giờ chỉ biết rằng nó đã tồn tại trên mảnh đất Trung Lương này từ rất lâu rồi. Nghệ nhân rèn Trung Lương đi truyền nghề khắp trong Nam ngoài Bắc. Sản phẩm rèn Trung Lương được người dân trong nước và thế giới rất ưa chuộng. Trong cơ chế thị trường hôm nay trước sự cạnh tranh gay gắt nghề rèn Trung Lương vẫn không ngừng phát triển để chuẩn bị bước vào hội nhập. Truyền thuyết về làng nghề Trung Lương Tương truyền tổ sư nghề rèn ở đây là ông Đùng. Ông ở trên núi Hồng Lĩnh thấy dân không có dụng cụ sản xuất bèn bới đất lấy sắt nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà. Từ đó nhiều người trong vùng đến xin học nghề. Ông vui vẻ truyền nghề lại cho dân làng. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn Trung Lương. Về sau dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng lập đền thờ tại Rú Tiên nằm ngay giữa làng và gọi là đền thờ ông Thánh Thợ. Cũng có một cách giải thích khác về sự hình thành của làng nghề qua lời kể của nhũng người dân Trung Lương. Truyện kể rằng ngày xưa có hai anh em thợ rèn người họ Trương đến đây lập nghiệp. Ít lâu sau người anh Trương Như ở lại truyền nghề cho dân làng Trung Lương. Người em vào tận Cố đô Huế lập nên làng rèn Hiền Lương. Để đền đáp công lao to lớn của người đã dạy nghề cho dân làng nên trong đền làng Trung Lương xây vào năm 1880 có hai câu đối nhắc đến anh em Trung-Hiền Trung Hiền tịnh tiến tương tiên hậu Lương thiện thành phong tự cổ kim Dịch là Trước sau Trung Hiền đều sánh bước Xưa nay lương thiện đã thành lề Thợ rèn Trung Lương thời nào cũng tài hoa. Khi quốc gia hữu sự họ đem tay nghề của mình giúp nước cứu dân. Thời Cần Vương thầy trò cố Đường đã tình nguyện đem lò bệ của mình lên đại ngàn rèn đao kiếm cho nghĩa quân cụ Phan Đình Phùng. Cố Đường cùng với ông Cao Thắng chế thành công súng cho nghĩa quân. Trong kháng chiến chống Pháp thợ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.