tailieunhanh - Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái"

Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ 21 trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái. | Ngoài Hàn Quốc, Đài Loan còn 1 số nước ASEAN cũng có những chương trình phát triển kinh tế -xã hội bằng con đường kết hợp giữa những ngành công nghiệp mũi nhọn với việc phát triển kinh tế nông thôn với mục đích xoá đói giảm nghèo trong dân chúng nông thôn. Điều đặc trung quan trọng của các nước ASEAN là ở chỗ những nước này đều có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bước vào công nghiệp hoá có nghĩa là vào lúc khởi đầu của quá trình công nghiệp cả các nước ASEAN (trừ Singapo) đều phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp là một trong những nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, điền hình là những nước như Thái Lan, InĐôNêXiA, Philipin và Malaxia. Tất cả những nước này phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn, đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu, thu nhạp chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà chính phủ các nước này trong quá trình hoạch định các chính sach kinh tế -xã hội họ đều rất chú trọng đến các chính sách nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn , giành cho nông nghiệp nông thôn những ưu tiên cần thiết về vốn đầu tư đẻ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nhiên khi bước vào giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hoá, tất cả các nước ASEAN đều nhận thấy rằng không thể đi lên chỉ bằng con đường nông nghiệp mà phải đâù tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như các chương trình phát triển khác như chương trình xoá đói giảm nghèo không được chú trọng như ở giai đoạn đàu của quá trình công nghiệp hoá. Do vậy khoảng cách về thu nhập của những người giàu với những người nghèo là rất lớn. Sự phân tầng xã hội là rõ rệt gây mất ổn định về tình hình chính trị xã hội , từ đó làm mất ổn định trong phát triển kinh tế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN