tailieunhanh - Nhận diện sử thi Xơ Đăng

Nếu như trên mảnh đất Tây Nguyên, sử thi Ê Đê được thế giới biết đến từ năm 1927 qua bản dịch tiếng Pháp của L. Sabatier, sử thi Mơ Nông được giới nghiên cứu Việt Nam biết đến muộn hơn vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX thì hơ m’uan Xơ Đăng mà PGS. TS. Võ Quang Trọng là người đầu tiên xác định là sử thi mới chỉ được phát hiện và sưu tầm vào thời gian từ cuối năm 2001 đến giữa năm 2002. Người Xơ Đăng đã sinh sống lâu đời ở vùng bắc. | Nhận diện sử thi Xơ Đăng Nguyễn Xuân Kính - Vũ Hoàng Hiếu Viện Nghiên cứu văn hoá I. Lịch sử sưu tầm nghiên cứu hơ m uan Xơ Đăng Nếu như trên mảnh đất Tây Nguyên sử thi Ê Đê được thế giới biết đến từ năm 1927 qua bản dịch tiếng Pháp của L. Sabatier sử thi Mơ Nông được giới nghiên cứu Việt Nam biết đến muộn hơn vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX thì hơnfuan Xơ Đăng mà PGS. TS. Võ Quang Trọng là người đầu tiên xác định là sử thi mới chỉ được phát hiện và sưu tầm vào thời gian từ cuối năm 2001 đến giữa năm 2002. Người Xơ Đăng đã sinh sống lâu đời ở vùng bắc Tây Nguyên. Năm 1998 GS. Đặng Nghiêm Vạn cho biết họ có gần người bao gồm năm nhóm địa phương chính Xơ Teng Tơ Đrá Mơ Nâm Ca Dong và Ha Lăng. Họ cư trú ở miền bắc tỉnh Kon Tum trong sáu huyện Đắc Tô Sa Thầy Đắc Glây Kon Plông Ngọc Hồi và Đắc Hà. Ngoài ra họ còn sinh sống ở huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi người 1 . Hiện nay huyện Kon Plông được tách thành hai huyện Kon Plông và Kon Rầy huyện Đăc Tô được tách thành hai huyện Đắc Tô và Tu Mơ Rông. Tên gọi Xơ Đăng là tên do người Ba Na gọi chệch từ tên tự gọi của nhóm địa phương đông đảo và chủ yếu nhất của dân tộc Xơ Đăng là Xơ Teng hay Xơ Đang về sau dần dần được mặc nhiên chấp nhận 2 . Như mọi người đã biết năm 2001 Chính phủ phê duyệt và giao cho Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì phối hợp cùng các tỉnh Tây Nguyên thực hiện Dự án Điều tra sưu tầm bảo quản biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Trung tuần tháng 12 năm 2001 PGS. TS. Võ Quang Trọng với cương vị là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian nay là Viện Nghiên cứu văn hoá là Trưởng nhóm điều tra sưu tầm tại tỉnh Kon Tum đã phát hiện sử thi của người Xơ Đăng. Địa điểm phát hiện là làng Kon Gu 1 gọi theo tên mới là thôn 5 thuộc xã Ngọc Vang huyện Đắc Hà tỉnh Kon Tum. Xã Ngọc Vang cách thành phố Kon Tum khoảng 35 km. Ngọc Vang có tám thôn người dân tộc Xơ Đăng thuộc nhóm Tơ Đrá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN