tailieunhanh - Huyền tích Thạch Bi Sơn (Phú Yên)

Trên con đường thiên lý đi qua địa phận cực Nam Phú Yên, du khách sẽ bắt gặp cảnh quan đèo Cả hùng vĩ với những cung đường uốn lượn quanh co bên lưng dãy núi Trường Sơn vươn ra phía biển. Đứng ở đỉnh đèo nhìn xuống phía Đông là vịnh Vũng Rô xanh màu ngọc bích, ngước lên đỉnh núi là sẽ thấy khối đá khổng lồ sừng sững uy nghiêm vươn lên bầu trời. | Huyên tích Thạch Bi Sơn Phú Yên Trên con đường thiên lý đi qua địa phận cực Nam Phú Yên du khách sẽ bắt gặp cảnh quan đèo Cả hùng vĩ với những cung đường uốn lượn quanh co bên lưng dãy núi Trường Sơn vươn ra phía biển. Đứng ở đỉnh đèo nhìn xuống phía Đông là vịnh Vũng Rô xanh màu ngọc bích ngước lên đỉnh núi là sẽ thấy khối đá khổng lồ sừng sững uy nghiêm vươn lên bầu trời. Đó là Đá Bia còn có tên gọi Thạch Bi Sơn. Đá Bia - một biểu tượng của Phú Yên gắn với nhiều huyền tích từ thuở cha ông mở nước đến những con tàu không số vượt đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô trong kháng chiến chống Mỹ và những giá trị văn hóa lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng kiên cường đồng thời là danh thắng quốc gia độc nhất vô nhị. Huyền tích một thời Nằm ở độ cao 706m thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên Đá Bia là một khối đá cao 76m vươn thẳng lên bầu trời. Tương truyền 540 năm về trước trong hành trình mở nước về cõi bờ Nam vị minh quân Lê Thánh Tông đã sai người khắc chữ trên Đá Bia vào mùa xuân năm Tân Mão - 1471. Từ thời xa xưa Đá Bia được coi là ngọn núi thiêng còn các nhà hàng hải người Pháp gọi là ngón tay Chúa vì theo họ từ ngoài biển nhìn vào trông như một ngón tay chỉ thẳng lên trời ngón tay đó trở thành dấu mốc tàu thuyền định hướng vào bến Đại Lãnh Vũng Rô. Đến năm 1890 Varella - một sĩ quan hải quân Pháp chỉ định xây dựng ngọn hải đăng mũi Điện nằm ở phía Đông Đá Bia vốn là một trong hai điểm đất liền ở Việt Nam đón bình minh sớm nhất. Trước đó vào năm 1836 vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng. núi Đá Bia vào tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại nội Kinh thành Huế. Khoảng giữa thế kỷ 19 quan đại thần triều Nguyễn Phan Thanh Giản đi qua đèo Cả ngước nhìn lên Đá Bia tưởng nhớ đến vua Lê Thánh Tông nên viết bài thơ chữ Hán được dịch nghĩa Mảnh đá đầu non dựng Tầng cao ngất một phương Chia bờ nêu cột Hán Đuổi giặc trú xe Đường Chữ triện mây lu nét Công thần sử dọi gương Chạm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN