tailieunhanh - Đất phèn và việc bón cải tạo

Đất phèn và việc bón cải tạo Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe). Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. | Đất phèn và việc bón cải tạo Đất phèn đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp thường là từ 5 5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm Al và Sắt Fe . http Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu ví dụ nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m 50-60cm chẳng hạn thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động lượng Fe Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1 5 triệu ha phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười Tứ Giác Long Xuyên Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng. Vì vậy kỹ thuật bón phân cho đất phèn trong bài này chủ yếu áp dụng cho vùng ĐBSCL đồng thời để tham khảo cho một số vùng khác. Có nhiều biện pháp cải tạo đất phèn để trồng cây. Trên đất ngập nước thì chủ yếu cải tạo để trồng lúa. Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế. Đất phèn ở ĐBSCL nhiều vùng trước đây chỉ bỏ hoang hóa. Nhưng nhờ quanh năm có từ 3-6 tháng ngập lụt nên việc sử dụng nước ngọt để cải tạo được coi là biện pháp chủ lực. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN