tailieunhanh - Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm (Cá vược)

Tài liệu tham khảo chuyên ngành nông nghiệp - Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm (Cá vược) | Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CHẼM CÁ VƯỢC Lates calcarifer Cá chẽm Lates calcarifer I. Đặc điểm sinh học cá chẽm 1. Tập tính sổng Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Khi cá còn khoẻ trên mặt lưng có màu nâu mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng. Là loài có biên độ sống rộng muối có thể sống trong điều kiện nước mặn S 20-40 o hoặc nước lợ S o 3-10 o . Người ta phát hiện cá chẽm tại các vùng ven biển cửa sông và cả trên ruộng lúa. Cá trưởng thành có tính di cư ra biển có độ mặn cao S o 30-40 o nước yên tĩnh và trong để sinh sản vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 cá con theo thủy triều tiến sâu vào các thủy vực ven biển và cửa sông để sinh sống và phát triển. Hầu hết thời gian sinh trưởng của cá chẽm là thủy vực nước lợ ven bờ. Tăng trưởng nhanh sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 1 - 1 2 kg con. 2. Tính ăn Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Khi cá còn nhỏ tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật 20 mà chủ yếu là tảo khuê nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá tôm nhỏ 80 . Khi cá lớn hơn 20 cm 100 thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70 và cá nhỏ 30 . Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định Cá chẽm bắt mồi rất dữ cá chẽm ăn thức ăn có nguồn gốc động vật thường ăn mồi sống có thể ăn mồi có kích thước bằng kích thước của nó. 3. Phân biệt giới tính Đặc điểm nổi bật trong việc sinh sản của cá chẽm là có sự thay đổi giới tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm thứ cấp. Tuy nhiên cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu 2 kg phần lớn là cá đực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN