tailieunhanh - Tài liệu Hoá 9 - Phân bón hoá học

Tham khảo tài liệu tài liệu hoá 9 - phân bón hoá học , tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phân bón hoá học I/ Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức: - Phân bón hoá học là gì? Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với cây trồng - Biết CTHH của một số loại phân bón hoá học thường dùng và hiểu một số tính chất của các loại phân bón đó 2) Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng phân biệt các mẫu phân đạm, phân kali, phân lân dựa vào tính chất hoá học - Củng cố kỹ năng làm BT tính theo CTHH II/ Đồ dùng dạy học: - Các mẫu phân bón hoá học - Phiếu học tập III/ Nôi dung: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl (NaCl)? - Làm BT 4 trang 36 SGK 3) Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Những nhu cầu *GV: g/t thành phần của thực vật: - Nước (khoảng 90%) - Chất khô(10%) có: + 99%: C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S + 1%: B, Cu, Zn, Fe, Mn *GV: Vai trò của các ng. tố hoá học đối với cây trồng? C, H, O ? N, P, K ? S, Ca, Mg ? Nguyên tố vi lượng ? HS: - thảo luận - đọc SGK phần 2 trang 37 SGK Nêu vai trò của các NTHH đối với Hoạt động 2: Các loại phân bón hoá học GV: Hãy kể các loại phân bón hoá học mà em biết? HS: nêu các loại phân bón hoá học biết được GV: ghi lên bảng các loại phân bón hoá học Sắp xếp theo từng loại gthiệu phân bón đơn GV: Phân bón kép: có chứa 2 hoặc 3 ddưỡng N, P, K HS: Cho VD về phân bón kép GV: giới thiệu phân vi lượng HS: đọc “Em có biết” I/ Những nhu cầu của cây trồng: 1) Thành phần của thực vật: SGK 2)Vai trò của các ng/tố hoá học đ/v thực vật: * C, H, O: những cơ bản cấu tạo nên h/chất gluxit của thực vật * N: kích thích cây trồng phát triển mạnh * P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật * K: tổng hợp chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt * S: tổng hợp nên Protein * Ca, Mg: sx chất diệp lục (cho quá trình quang hợp) * Những ng. tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật II/ Những phân bón hoá học thường dùng: 1) Phân bón đơn: a- Phân đạm: - Urê: CO(NH2)2: 46% N - Amoninitrat: NH4NO3: 35% N - Amonisunfat: (NH4)2SO4: 21% N b- Phân lân: - Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2 - Supe photphat: Ca(H2PO4)2 c- Phân kali: KCl, K2SO4 2) Phân bón kép: - Hỗn hợp những đơn theo tỉ lệ thích hợp. VD: NPK - Tổng hợp bằng PP hoá học: KNO3, (NH4)2HPO4 3) Phân bón vi lượng: Có chứa: Bo, Kẽm, Mangan 4) Củng cố: Tính thành phần % về khối lượng các có trong đạm ure (CO(NH2)2)? Một loại phân đạm có tỉ lệ về khối lượng của các như sau: % N = 35%, % O = 60%, còn lại là H. Xác định CTHH của loại phân đạm trên? 5) Dặn dò: - BT: 1, 2, 3 trang 39 SGK - Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ