tailieunhanh - Tiểu luận “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất”
Lực lượng sản xuất và một kết cấu vật chất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước do trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại. | I. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất 1. Lực lượng sản xuất Định nghĩa: lực lượng sản xuất và một kết cấu vật chất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước do trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội. 2. Quan hệ sản xuất Quan hẹ sản xuất là mối quan hê giữa người với người trong quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ về tổ chức quản lý; quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên của Quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Bản chất của bất kỳ Quan hẹ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào việc những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai. Có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. 3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực lượng sản xuất, đồng thời Quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng .
đang nạp các trang xem trước