tailieunhanh - PHÁP LỆNH SỐ 29/2006/PL-UBTVQH11NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2006 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÁNH CHÍNH
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 4. Đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan | PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 29/2006/PL-UBTVQH11 NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2006 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998. Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: 1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 2 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây: a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết .
đang nạp các trang xem trước