tailieunhanh - Nắm vững tâm lý "Được - Mất "của người tiêu dùng –phần1

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, doanh nghiệp muốn đưa được sản phẩm mới ra thị trường thành công chắc chắn cần nhiều “thủ thuật” hơn thế. Nhiều công ty chi đến hàng tỷ đô la tạo nên những “bẫy chuột” hiệu quả hơn, nhưng chỉ nhận được những cái nhìn thờ ơ của khách hàng | Nắm vững tâm lý Được - Mất của người tiêu dùng -phần1 Trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay doanh nghiệp muốn đưa được sản phẩm mới ra thị trường thành công chắc chắn cần nhiều thủ thuật hơn thế. Nhiều công ty chi đến hàng tỷ đô la tạo nên những bẫy chuột hiệu quả hơn nhưng chỉ nhận được những cái nhìn thờ ơ của khách hàng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có từ 40 đến 90 sản phẩm mới thất bại trên thị trường. Và hầu hết những sản phẩm mang tính sáng tạo nhất nghĩa là có tính đột phá so với những sản phẩm cũ đều thất bại. Vậy tại sao khách hàng lại từ chối những sản phẩm mang tính sáng tạo mặc dù chúng có đặc điểm ưu việt hơn hẳn loại đang sử dụng Tại sao các công ty cứ chăm chăm đặt nhiều kỳ vọng vào sản phẩm mới hơn mức thực tế Rõ ràng sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn sản phẩm hiện có nhưng chỉ như vậy thôi thì chẳng bảo đảm thành công. Và để hiểu tại sao sản phẩm mới không đáp ứng được các kỳ vọng của doanh nghiệp ta phải nghiên cứu tâm lý thay đổi của khách hàng. Bài viểt này sẽ giới thiệu vài nét sơ qua về lĩnh vực này giải thích tại sao nhiều sản phẩm mới thất bại ngay trong lần ra mắt đầu tiên đồng thời đưa ra các phương pháp giúp doanh nghiệp tăng khả năng thành công khi giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường. Ta thấy những sản phẩm mới thường đòi hỏi khách hàng phải thay đổi thái độ phản ánh chi tiết vào chi phí. Cụ thể hơn họ phải chịu chi phí chuyển đổi ví dụ như phí thay đổi nhà cung cấp hệ thống mạng rồi chi phí học hỏi khi sản phẩm chuyển từ hệ thống điều khiển bằng tay sang điều khiển tự mọi người thường không thích những chi phí này. Ví dụ khi chuyển đổi từ đầu VCR sang DVE bộ sưu tập băng hình của khách hàng sẽ trở nên vô dụng. Rất nhiều công ty khi say sưa với kế hoạch về sản phẩm mới đã không tính đến những chi phí chuyển đổi này. Tuy nhiên sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp lại là không tính đến tâm lý thay đổi thái độ tiêu dùng. Nhiều sản phẩm thất bại chỉ vì xu hướng tâm lý ưa cũ của khách hàng. Mọi người thường đánh giá quá cao .