tailieunhanh - Quần xã sinh vật
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ vật chủ - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần. | A 1 A J Quân xã sinh vật Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau quan hệ vật chủ - con mồi cạnh tranh cùng loài hay khác loài quan hệ cộng sinh quan hệ vật ký sinh - vật chủ về nguồn thức ăn điều kiện sống .. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường. Các đặc trưng của quần xã Đặc trưng về thành phần loài Độ nhiều Ứng với số lượng cá thể của loài sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Thay đổi theo thời gian biến động theo mùa năm hay do đột xuất Độ thường gặp hay chỉ số có mặt Là tỉ số số địa điểm lấy mẫu có loài được xét so với tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu. Tần số Là tỉ lệ số cá thể một loài đối với tòan bộ cá thể của quần xã trong một lần thu mẫu hay trong toàn bộ các lần thu mẫu của quần xã. Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã quyết định số lượng kích thước năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng đến môi trường từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. Ví dụ Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ Độ ưa thích Độ ưa thích cho thấy cường độ gắn bó của một loài đối với quần xã và được phân thành các mức độ Loài đặc trưng là loài thường gặp và có độ nhiều cao hơn với các loài có mặt ở một quần xã Loài ưa thích có mặt ở nhiều quần xã nhưng ưa thích nhất một quần xã trong số đó. Loài lạc lõng ngẫu nhiên có mặt trong quần xã Loài ngẫu nhiên có mặt ở nhiều quần xã. Là loài phổ biến có giới hạn sinh thái rộng Độ đa dạng Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Ví dụ
đang nạp các trang xem trước