tailieunhanh - Ngôi làng nguyên thủy

Ngôi làng Lý Gia Sơn bên dòng sông Hoàng Hà, phía bắc Sơn Tây (Trung Quốc), chỉ cách những tòa nhà cao tầng chọc trời hiện đại ở Bắc Kinh một hành trình dài 8 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn còn giữ nguyên nếp sống như thời nguyên thủy với việc cư trú trong hang động. | Ngôi làng nguyên thủy Ngôi làng Lý Gia Sơn bên dòng sông Hoàng Hà phía bắc Sơn Tây Trung Quốc chỉ cách những tòa nhà cao tầng chọc trời hiện đại ở Bắc Kinh một hành trình dài 8 tiếng đồng hồ nhưng vẫn còn giữ nguyên nếp sống như thời nguyên thủy với việc cư trú trong. hang động. Một ngôi nhà tại Lý Gia Sơn Các hang động được xây dựng ôm quanh sườn đồi đã tồn tại hơn 550 năm. Bên cạnh những hang động bằng đá có nhiều cái xây bằng gạch nung. Các hang động vững chãi qua thời gian không hề chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt nơi đây do đất hoàng thổ rất cứng. Hơn nữa việc nấu ăn trong nhà của người dân mỗi ngày giúp cho các bức tường trần nhà bằng đá gạch nung càng thêm khô ráo và chắc chắn. Được vây quanh bởi những lớp đất dày các ngôi nhà trong hang động không những cách nhiệt rất tốt bảo đảm cho những người sinh sống ở đây chịu đựng được cái lạnh cắt da cắt thịt mùa đông hay cái nóng rát đặc trưng của mùa hè mà còn tránh được những cơn động đất dữ dội thường xuyên xảy ra. Các cửa sổ ngôi nhà đều được dán giấy. Bên trong nhà người ta ngủ trên những chiếc kang - một loại giường lớn bằng đá. Sâu dưới gầm giường có những cái lỗ nhỏ để mùa đông đốt lửa sưởi ấm. Cộng đồng ở làng sống bằng nghề chăn nuôi trồng trọt nhưng tuyệt nhiên không có hệ thống nước cầu cống. Từ xưa đến nay người dân trong làng chỉ sống nhờ vào dòng nước đục ngầu của con sông Hoàng Hà chảy dưới chân đồi. Hiện cuộc sống nguyên thủy ở đây đang ngày càng mai một. Theo thống kê gần đây nhất Lý Gia Sơn đã từng có 600 hộ gia đình sinh sống nhưng bây giờ chỉ còn hơn 40. Hầu hết hang động nhà cửa đều bị bỏ hoang hoặc được những người làm nông trại dùng để làm chuồng nuôi súc vật. Cũng có ngôi nhà được dùng làm trường học mà chỉ có. 4 học sinh. Nhiều gia đình sống ở địa phương này đã 6 đời nhưng thế hệ con cháu trẻ nhất cũng rời làng tìm đến nơi khác vì họ thích sống trong những chung cư những ngôi nhà bình thường hơn là chui rúc trong mấy cái hang động quá cũ kỹ thời ăn lông ở lỗ. Ở lại làng hiện chỉ còn