tailieunhanh - LỊCH SỬ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TRONG LICH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn nhau của các chế độ xã hội thì lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của triết học. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Thường thường. | Châu Âu bước vào "đêm trường trung cổ" với sự thống trị của tôn giáo, nguyên lý tôn giáo trở thành nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ. Sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến thời kỳ đầu kéo lùi sự phát triển của lục địa này. Tuy nhiên chính nỗi đau này đã ấp ủ một nền văn minh mới. Triết học thời kỳ này có thể coi là tiếng nói của tôn Âu bước vào thời kỳ phục hưng với sự nẩy sinh của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến . Điều kiện lịch sử đã mang lại cho triết học một khuôn mặt mới tuy nhiên cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học vẫn mang một hình thức đặc thù : đấu tranh bênh vực khoa học phi tôn giáo, chống các học thuyết tôn giáo, đối lập giữa trí thức thực nghiệm với chủ nghĩa kinh viện và đấu tranh cho giải phóng con người. Bước vào thế kỷ XVII với việc hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên nhiều nước Châu Âu và đi kèm với nó là sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này cho dù còn thiếu triệt để nhưng cũng đã nói lên được quan điểm của mình về thế giới về nhận thức của con người. Những quan niệm thế giới vật chất không do thần sáng tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức của con người (Tô mát Hốp xơ), nhận thức bắt đầu từ kinh nghiệm, kinh nghiệm bắt đầu từ cảm giác ( Lốc cơ) hay vũ trụ, con người chỉ có một thực thể đó là vật chất, trí tuệ và đạo đức không do thượng đế tạo lên (Đêmôđiđơrô), đã trực tiếp chống lại những quan niệm duy tâm coi thượng đế là có thực, nhờ có thượng đế mọi vật mới tồn tại và phát triển ( Đêcáctơ), phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới, coi lòng tin vào chúa là tuyệt đối nhằm " phục hồi trên toàn thế giới cái tình thần đức hạnh đã bị xuyên tạc" ( Béccli).Triết học cổ điển Đức trong thời kỳ này cũng thể hiện khá rõ cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chính trong triết học. Nếu Hêghen với " ý niệm tuyệt đối " được coi là bản nguyên của mọi vật, tự do được thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa, hay Cantơ cho rằng thế giới là sản vật của ý thức, tri thức con người chỉ giới hạn trong hiện tượng thì Phơbách là người đã từng theo phái Hêghen trẻ lại thẳng thắn phê phán triết học của Hêghen " là triết học coi thường người sống " hay phủ nhận bất khả tri luận của Cantơ để khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới cũng như cải biến được nó.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN