tailieunhanh - TOÀN CẦU HÓA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & XUẤT KHẨU PHẦN MẾM
Hiện tượng toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là hiển nhiên không cần xác định lại. Vấn đề cụ thể của các nước đang phát triển đối với CNTT là làm sao hội nhập được vào trào lưu toàn cầu hóa này với một tư thế tương đối vững vàng, ngõ hầu dùng CNTT để phụ giúp phát triển kinh tế và lâu dài bảo vệ văn hóa | TOÀN CẦU HOÁ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Hà Dương Tuấn* Tóm tắt Hiện tượng toàn cầu hoá nền kinh tế nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là hiển nhiên không cần xác định lại. Vấn đề cụ thể của các nước đang phát triển đối với CNTT là làm sao hội nhập được vào trào lưu toàn cầu hoá này với một tư thế tương đối vững vàng, ngõ hầu dùng CNTT để phụ giúp phát triển kinh tế và lâu dài bảo vệ văn hoá. Ðể góp phần vào những suy nghĩ chiến lược nói trên, cụ thể hơn là để phục vụ việc định hướng các chuẩn bị về con người, đầu tư hạ tầng cơ sở và nghiên cứu thị trường, không thể không tìm hiểu nền công nghiệp thông tin thế giới, về chất lượng và số lượng. Những đặc tính của CNTT, một công nghệ mũi nhọn, được sử dụng ở khắp nơi, gồm nhiều tầng lớp và biến chuyển rất nhanh, và sự phân công toàn cầu rõ rệt của nó, cũng như việc nó còn phát triển và trải rộng rất mạnh nữa trong tương lai, cho phép nghĩ rằng một nước đang phát triển có thể tìm chỗ đứng đặc thù của mình, như việc mà một số nước châu Á, kể cả Ấn Ðộ, đã thành công. Nhưng những đặc tính ấy cũng bắt buộc thường trực theo sát sự biến chuyển của CNTT, cụ thể bằng cách tham dự tích cực vào những nghiên cứu, phát triển và sản xuất có tính liên ngành và liên quốc gia, cũng như vào những công việc chuẩn hoá ở mức quốc tế. Việt Nam đã đi sau một bước, trên thị trường thế giới còn chỗ nào cho ta hay không ? Một vài hiện tượng sản xuất thừa (tạm thời) về thiết bị và những bằng chứng khá rõ rệt về khan hiếm chuyên gia phần mềm trên thế giới cho thấy, về đại cuộc, và để phụ giúp cho sự nghiệp ưu tiên hơn là tin học hoá nền kinh tế đất nước, xuất khẩu phần mềm và dịch vụ tin học là một chính sách có thể có triển vọng cho Việt Nam. Tuy nhiên cần rút kinh nghiệm các nước đi trước, đặc biệt là Ấn Ðộ để thấy những điều kiện cần thiết cho chính sách ấy. Cuối cùng bài này hy vọng đặt một vấn đề giản dị : phải chăng cần có sự phát triển hài hoà về mọi khía cạnh : thiết bị, hệ mềm, viễn thông và những ứng dụng trong .
đang nạp các trang xem trước