tailieunhanh - Thiết chế Thể dục Thể thao

Trong sự thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như trước ngưỡng cửa hội nhập WTO của Việt Nam, có nhiều vấn đề được thay đổi và cần được nhận thức phù hợp với tình hình thực tế xã hội. Theo đó, đã có những ý kiến khác nhau về thiết chế Thể dục Thể thao, chuyên đề kỳ này xin giới thiệu ý kiến của Nghiệp Chí về vấn đề này | Thiết chế Thể dục Thể thao 14/09/2006 Trong sự thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như trước ngưỡng cửa hội nhập WTO của Việt Nam, có nhiều vấn đề được thay đổi và cần được nhận thức phù hợp với tình hình thực tế xã hội. Theo đó, đã có những ý kiến khác nhau về thiết chế Thể dục Thể thao, chuyên đề kỳ này xin giới thiệu ý kiến của Nghiệp Chí về vấn đề này. Thiết chế Thể dục Thể thao Thuật ngữ thiết chế được sử dụng rộng rãi ở các ngành văn hoá nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở ngành thể dục thể thao ít người quan tâm. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, Nhà nước làm cả: làm kinh tế, làm văn hoá, làm giáo dục, làm y tế, làm thể dục thể thao . Chỉ có một loại thiết chế tổ chức Nhà nước, chỉ có một khuôn mẫu. Vì thế, ít người quan tâm tìm hiểu về thiết chế. Ngày nay, xã hội vận hành trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không thể làm tất cả như xưa, mà chỉ giữ vai trò chủ đạo, hỗ trợ như “bà đỡ”. Vậy là, xã hội phát triển không chỉ dựa duy nhất vào tổ chức Nhà nước, không chỉ theo một khuôn mẫu như trước đây. Người ta bắt buộc phải tìm hiểu, nhận thức mới về thiết chế ngoài tổ chức Nhà nước hoặc những thiết chế tồn tại liên quan tới tổ chức Nhà nước. Đây là vấn đề chung của mọi ngành, mọi lĩnh vực trong thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch bao cấp sang nền kinh tế thị trường, không chỉ của Ngành thể dục thể thao. Nhận thức chung về thiết chế Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội. Các thiết chế xã hội có nhiệm vụ: 1) Đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên. 2) Điều chỉnh hoạt động. 3) Kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định cộng đồng. Xã hội có một số loại thiết chế sau đây: 1) Thiết chế kinh tế: bao gồm những thiết chế liên quan đến sản xuất và phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ; tổ chức và phân công

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.