tailieunhanh - DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Ngày nay con người đã nhận thức ra rằng: các giá trị sử dụng của rừng (giá trị sử dụng hiện vật và giá trị sử dụng trừu tượng) không còn là "của trời cho" như buổi hồng hoang trước đây. Nếu con người muốn có cuộc sống an lành, muốn sống tốt thì phải chi trả tiền, phải tổ chức trồng rừng, bảo vệ rừng sản xuất ra các giá trị sử dụng làm chức năng phòng hộ môi trường, cung ứng cho con người thụ hưởng. | VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM Nguy ễn Tu ấn Ph ú Vụ trưởng, V ụ N ông nghi ệp V ăn ph òng Ch ính ph ủ (Bản chính thức 1-4-2008) I. NHU CẦU CẦN THIẾTVỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM. 1. Tầm quan trong của rừng đối với việc phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của Việt Nam. Trên bản đổ địa lý, nước Việt Nam giống như một cái “ban công” của Bán đảo Đông Dương đang vươn ra Biển Thái Bình Dương, trải dài từ Vĩ tuyến 9 đến Vĩ tuyến 23 nhưng địa hình lại hẹp và dốc theo hướng từ Tây sang Đông, đặc biệt Việt Nam lại nằm trong vùng trọng tâm của những trận bão nhiệt đới nên hàng năm phải hứng chịu hàng chục cơn bão khủng khiếp từ biền đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại rất to lớn về người và của cải vật chất. Vì lẽ đó con người luôn luôn phải tìm cách đối phó với thiên tai, bão lũ và điều trước tiên phải tính đến là tạo ra vành đai xanh của rừng làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường. Việt Nam hiện có khoảng 12,712 triệu ha rừng, phân bố trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố; Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đưa diện tích rừng đạt khoảng gần 16 triệu ha, với tỷ lệ che phủ 47%. Xét về lợi ích kinh tế, rừng tạo ra giá trị sử dụng hiện vật và giá trị sử dụng trừu tượng. Giá trị sử dụng “hiện vật” (còn gọi là giá trị sử dụng trực tiếp) của rừng là: sản xuất, cung cấp cho xã hội gỗ và các loại lâm sản khác. Các sản phẩm này được buôn bán, trao đổi và có giá cả trên thị trường. Giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử dụng gián tiếp) là những giá trị sử dụng do rừng tạo ra, tồn tại và phát triển tỷ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của rừng. Các giá trị trừu tượng của rừng cung ứng tự nhiên cho nhiều người, thậm chí là cả xã hội cùng hưởng lợi, đó là: điều tiết, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, hấp thụ các bon, hạn chế lũ lụt, lũ quét, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan vẻ đẹp thiên nhiên. Con người từ buổi hồng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN