tailieunhanh - KHÂU KÍN ỐNG MẬT CHỦ THÌ ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH QUA NGẢ NỘI SOI Ổ BỤNG

Tất cả bệnh nhân sỏi đường mật chính được phẫu thuật qua ngả nội soi ổ bụng. Loại trừ các trường hợp sỏi có kèm ung thư đường mật hay ung thư túi mật. Từ 1-2001 đến 5-2005, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính cho 172 bệnh nhân. Trong đó có: 162 trường hợp mở ống mật chủ lấy sỏi (bao gồm 114 đặt dẫn lưu T -70,4%, và 48 khâu kín ống mật chủ – 29,6%) 8 trường hợp lấy sỏi qua ống túi mật và 2 trường. | KHÂU KÍN ỐNG MẬT CHỦ THÌ ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH QUA NGẢ NỘI SOI Ổ BỤNG Nguyễn Hoàng Bắc* TÓM TắT Đặt vấn đề: Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với sỏi đường mật chính là mở ống mật chủ lấy sỏi, sau đó dẫn lưu ống mật chủ bằng ống T. Thời gian nằm viện kéo dài, phải chăm sóc ống dẫn lưu và có thể có những biến chứng do đặt ống dẫn lưu. Khâu kín ống mật chủ sẽ là tối ưu khi có đủ các điều kiện cần thiết của phẫu thuật nói chung và phẫu thuật nội soi nói riệng trong điều trị sỏi đường mật chính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu những bệnh nhân mở ống mật chủ điều trị sỏi đường mật chính qua phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 1-2001 đến 5-2005. Tổng số bệnh nhân là 172. Trong đó có: 162 trường hợp mở ống mật chủ lấy sỏi (bao gồm 114 đặt ống dẫn lưu T - 70,4%, và 48 khâu kín ống mật chủ – 29,6%) 8 trường hợp lấy sỏi qua ống túi mật và 2 trường hợp chuyển mổ mở. Kết quả: Trong nhóm khâu kín ống mật chủ có 3 trường hợp tụ dịch sau mổ (2 điều trị nội khoa, 1 chọc hút qua siêu âm), 1 rò mật (2,1%) tự khỏi, 1 sót sỏi (2,1%). Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4,9 ngày. Nhóm đặt ống dẫn lưu T có 1 tụ dịch dưới gan (1,1%), 1 rò mật (1,1%) tự khỏi, sót sỏi sau mổ 58 trường hợp (50,8%), nằm viện sau mổ 7,6 ngày. Kết luận: Khâu kín ống mật chủ khi đảm bảo đã lấy sạch sỏi, không hẹp và tắc ở đoạn cuối ống mật chủ. Phương pháp này an toàn và hiệu quả, rút ngắn thời gian nằm viện, phục hồi nhanh. SUMMARY CLOSURE OF THE COMMON BILE DUCT INSTANTANEOUSLY AFTER LAPAROSCOPIC CBD EXPLORATION IN TREATMENT OF CHOLEDOCHOLITHIASIS Nguyen Hoang Bac * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 10 - No 3- 2006: 137 – 141 Background: The most common purpose of choledocholithiasis surgical management was treatent to extract the stone, then to drain the common bile duct (CBD) T-tube. This procedure required long hospital stay, T- tube care and obviously T-tube complicatication treatment. Instantaneosly closed the CBD .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG