tailieunhanh - Phân tích so sánh quốc tế "Tham nhũng và chống tham nhũng "

Theo quan điểm chung, tham nhũng là việc quan chức chính phủ sử dụng quyền lực công cho lợi ích tư. Chẳng hạn như việc quan chức ở nhiều quốc gia đòi phí cho việc cung cấp giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề, cho việc chuyển hàng qua cửa khẩu, hoặc ban hành điều lệ ngăn cản tự do cạnh tranh. Tham nhũng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang chuyển đổi. Nơi mà thể chế pháp lý chưa kịp phát triển lên theo sự mở rộng của thị trường, trong khi những. | THAM NHŨNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG Phân tích so sánh quốc tế Lê Hồng Nhật• Theo quan điểm chung, tham nhũng là việc quan chức chính phủ sử dụng quyền lực công cho lợi ích tư. Chẳng hạn như việc quan chức ở nhiều quốc gia đòi phí cho việc cung cấp giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề, cho việc chuyển hàng qua cửa khẩu, hoặc ban hành điều lệ ngăn cản tự do cạnh tranh. Tham nhũng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang chuyển đổi. Nơi mà thể chế pháp lý chưa kịp phát triển lên theo sự mở rộng của thị trường, trong khi những thiết chế truyền thống, chẳng hạn như giá trị đạo đức của người làm công hay của người trí thức, lại bị suy đồi quá nhanh chóng. Điều đó đặt ra 3 vấn đề cần xem xét: (1). Tham nhũng lan tỏa theo cơ chế nào? (2) Nó tác động gì tới tăng trưởng kinh tế? và (3) Giải pháp chống lại sự lây lan của tham nhũng là gì? Chúng ta học được gì từ các kinh nghiệm thành công hay thất bại trên thế giới? 1. Cơ chế lan truyền của nạn tham nhũng Hãy xét trường hợp đơn giản nhất, khi viên chức chính phủ kiểm soát việc cung cấp chỉ một dịch vụ công, như quota xuất nhập khẩu, hay giấy phép mở trường học hay bệnh viện tư. Trên thực tế, ngừơi viên chức có quyền trì hoãn hoặc chối từ việc cung cấp những loại giấy phép đó. Vì vậy, họ có thể đòi hỏi cá nhân hay tổ chức kinh doanh trả một khoản phí “bôi trơn” nhằm đẩy nhanh những thủ tục cấp giấy phép. Theo Shleifer (Harvard), ta có thể chia hoạt động thu phí thành hai loại: không chiếm dụng và chiếm dụng. Ở loại hình thứ nhất, viên chức thu một khoản phí chính thức cho việc cung cấp giấy phép, và đem nộp khoản đó vào công quỹ; và chỉ giữ lại cho mình khoản phí bôi trơn. Trong trường hợp thứ hai, viên chức chẳng nộp cái gì vào công quỹ hết, và chỉ đơn giản là ém luôn khoản giao dịch. Vì vậy, về thực chất khoản tiền mà cá nhân trả cho viên chức chỉ còn là phí bôi trơn. Nó có thể thấp hơn phí chính thức quy định bởi luật lệ. Và thủ tục cũng trở nên ít nhiêu khê hơn. Chính vì vậy, dạng hình tham .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN