tailieunhanh - Giữa hai thời kì Đổi mới: những cải cách đã qua và sắp tới?
Cuộc góp ý sôi động trên báo chí trước thềm Đại hội Đảng còn chưa khép lại thì những luận bàn đầu tiên về Dự luật Trưng cầu dân ý2 và Bảo vệ Hiến pháp3 đã hé lộ cho chúng ta những cuộc tranh luận lớn tiếp theo. Dường như đã đạt được đồng thuận giữa những người lãnh đạo đất nước và toàn xã hội về quy mô “toàn diện”4 của thời kì Đổi mới hỏi trung tâm cũng đã được tổng kết rất gọn và thách thức: Đổi mới II: Đổi mới thế nào?5 Liệu sẽ có. | Giữa hai thời kì Đổi mới: những cải cách đã qua và sắp tới? Nguyễn An Nguyên1 Nghiên cứu sinh Kinh tế học Rice University nguyenannguyen@ Phần 1: Đổi mới I Cuộc góp ý sôi động trên báo chí trước thềm Đại hội Đảng còn chưa khép lại thì những luận bàn đầu tiên về Dự luật Trưng cầu dân ý2 và Bảo vệ Hiến pháp3 đã hé lộ cho chúng ta những cuộc tranh luận lớn tiếp theo. Dường như đã đạt được đồng thuận giữa những người lãnh đạo đất nước và toàn xã hội về quy mô “toàn diện”4 của thời kì Đổi mới II. Câu hỏi trung tâm cũng đã được tổng kết rất gọn và thách thức: Đổi mới II: Đổi mới thế nào?5 Liệu sẽ có một thời kì đổi mới trong nhận thức xã hội, tạo ra một đồng thuận mới về tương lai của Đổi mới II? Bài viết này sẽ góp một cái nhìn lại về thời kì Đổi mới I (1986-2006), không phải qua những thay đổi định lượng (GDP, tổng đầu tư, giá trị xuất khẩu .), mà đặt chúng vào một chiều lịch sử khác: lịch sử của biến đổi thể chế. Bài học từ lịch sử của Đổi mới I sẽ cho ta thấy sự tương tác mạnh mẽ giữa những cuộc cải cách khác nhau. Chúng trì kéo hay thúc đẩy lẫn nhau, đồng thời biến đổi cấu trúc xã hội mà trên nền đó các cuộc cải cách mới được thành hình. Những nền móng dang dở của Đổi mới I và hệ quả của nó với Đổi mới II sẽ được phân tích trong phần 2 của bài này. Hai cuộc cải cách rưỡi: Hai thập kỉ của thời kì Đổi mới I (1986-2006), nói gọn lại, gồm hai cuộc cải cách rưỡi. Cuộc cải cách đầu tiên là đưa thị trường trở lại hướng phát triển tự nhiên. Tiến trình này được đánh dấu bằng bốn mốc lớn: Khoán 10 (năm 1988) cởi trói cho nông nghiệp, biến Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn kể từ năm 1989. Quan trọng hơn cả Khoán 10 là quyết định tự do hoá giá cả của hầu hết các hàng hóa, bẻ ngoặt lịch sử kinh tế VN theo hướng thị trường. Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987) khai thông nguồn vốn bên ngoài, đem lại trên 26 tỉ USD vốn FDI đã thực hiện6. Luật Doanh nghiệp mới (năm 2000) dỡ bỏ hàng rào quan liêu với khu vực công-thương nghiệp, khiến cho mỗi năm có hơn hai vạn doanh .
đang nạp các trang xem trước