tailieunhanh - CHƯƠNG CHÍN GIÁO SĨ DÒNG ĐA MINH ESPANHA

Một trong những giáo sĩ được đề cập trước nhất trong những trang sử đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam là cha Gaspar de Santa Cruz thuộc dòng Đa Minh, người Portugal. Cha đến miền nam Việt Nam vào năm 1550 và giảng đạo tại Hà Tiên. 1 Hai tu sĩ khác dòng Đa Minh, cha Lopez Cardoso và cha Sylvestre d’ Azevedo đến Cao Mên giảng đạo và bị trục xuất 10 năm sau. Dưới đời Lê Thế Tông (1578-1599), hai cha dòng Đa Minh Louis de Fonseca người Portugal và Grégoire De La Motte người Pháp, thuộc. | CHƯƠNG CHÍN GIÁO SĨ DÒNG ĐA MINH ESPANHA (1676-1773) I. CÁC THỪA SAI PHÁP LIÊN LẠC VỚI DÒNG ĐA MINH ESPANHA Một trong những giáo sĩ được đề cập trước nhất trong những trang sử đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam là cha Gaspar de Santa Cruz thuộc dòng Đa Minh, người Portugal. Cha đến miền nam Việt Nam vào năm 1550 và giảng đạo tại Hà Hai tu sĩ khác dòng Đa Minh, cha Lopez Cardoso và cha Sylvestre d’ Azevedo đến Cao Mên giảng đạo và bị trục xuất 10 năm sau. Dưới đời Lê Thế Tông (1578-1599), hai cha dòng Đa Minh Louis de Fonseca người Portugal và Grégoire De La Motte người Pháp, thuộc tỉnh dòng Santa Cruz đến Việt Nam năm 1580 và truyền giáo tại vùng Quảng Nam. Hai cha bị vua Chiêm Thành bắt đem về Chà Bàn (gần Qui Nhơn), và tử đạo năm 1588. Năm 1631 vua Cao Mên cấm người dân theo đạo nên Cha Bề Trên Tỉnh Dòng triệu hồi tất cả các cha về Manila. Năm 1659, Giám mục Lambert De la Motte gửi hai linh mục bản xứ vừa được thụ phong sang học tiếng Hoa tại Manila, và thay mặt cha thân mời các tu sĩ dòng Đa Minh tới truyền giáo tại Việt Nam, hiệp lực với các thừa sai Cha Felice Pardo, bề trên tỉnh dòng Rất Thánh Mân Côi chỉ định 6 tu sĩ lên đường sang Việt Nam. Nhưng chính phủ Espanha lại không chấp nhận với lý do là không muốn đụng chạm tới ảnh hưởng và quyền lợi của Portugal tại Việt Nam. Cũng trong lúc đó, tàu Giám mục Pallu bị một cơn bão đánh dạt vào Philippines. Cha đích thân yêu cầu dòng Đa Minh gởi thừa sai sang truyền giáo tại Việt Trước lời khẩn khoản của hai vị Giám Mục, và theo sắc lệnh của Giáo Tông Urbano IV cho phép các tu sĩ dòng Đa Minh giảng đạo trong khắp vùng Á Đông, cha Pardo lén lút gởi hai cha Juan De Santa Cruz và Juan Arjorna lên một chiếc tàu Trung Hoa, cập bến tại Batavia, rồi lại dùng một chiếc tàu Anh Quốc đến Việt Nam. Cuộc hải trình đầy khó khăn nguy hiểm, nhưng cuối cùng hai cha đến Trung Linh, tỉnh Nam Định. Trong thời gian đó, cơn bách hại Công giáo đang tái diễn gắt gao trên cả miền Bắc. Nhiều giáo dân bị bắt, bị phạt tiền hay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN