tailieunhanh - Cân bằng nước trong cây

Trước đây nhiều tác giả (Condo, Vaxilev, Loftfield, .) xem sự chuyển động khí khổng là nhân tố điều tiết chính của quá trình thoát hơi nước. Một số khác thì hoàn toàn phủ nhận ý kiến đó (Naito, 1923; Cokinna, 1927;Lloyd, 1908; Vante, 1934; .). | Cân bằng nước trong cây Trước đây nhiều tác giả Condo Vaxilev Loftfield . xem sự chuyển động khí khống là nhân tố điều tiết chính của quá trình thoát hơi nước. Một số khác thì hoàn toàn phủ nhận ý kiến đó Naito 1923 Cokinna 1927 Lloyd 1908 Vante 1934 . . Song nhiều sự kiện không thể phủ nhận tác động điều tiết của bộ máy khí khổng đối với quá trình thoát hơi nước. Sự khép kín vi khẩu trong lúc mô thiếu nước là một phương thức tự vệ đáng kể. Ngoài ra trong cây còn có điều chỉnh quá trình thoát hơi nước không phải bằng khí khổng Macximov 1926 Alecxeev 1948 Livíngston Brown 1962 . Trong những ngày nóng cây bông thường ngừng thoát hơi nước trong khi khí khổng mở rộng. Hiện tượng đó xẩy ra do sự khô màng tế bào nhu mô lá. Lúc khí hậu khô nóng có gió mạnh thường xẩy ra sự bốc hơi nhanh nước từ bề mặt tế bào nhu mô lá bao quanh các khoang hở dưới khe khí khống khiến màng tế bào bị khô và sự bốc hơi từ bề mặt đó bị ngừng. Ngoài ra theo Macximov 1917 sự ngừng trệ thoát hơi nước trong điều kiện hạn hán chính cũng do cơ chế điều tiết của hệ rễ. Sự chậm trễ dòng nước phần cuối kéo theo sự chậm trễ sự bốc hơi nước ở phần trên. Nói chung thực vật có khả năng điều tiết trong một giới hạn nhất định nhờ cơ chế khí khống và ngoài khí khống. Những cây phương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN