tailieunhanh - VƯỜN CUNG ĐÌNH VIỆT NAM- LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, PHỤC HỒI

Tóm tắt: Vườn cung đình là một loại hình kiến trúc đặc biệt, gắn liền với kiến trúc cung đình qua các triều đại quân chủ phong kiến. Tại Việt Nam, vườn cung đình đã có lịch sử hình thành, phát triển gần 1000 năm, qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn. Đặc biệt, dưới thời Nguyễn (1802-1945), các loại hình vườn cung đình phát triển rực rỡ và góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp tuyệt vời của kinh đô Huế-một đô thị-thành phố vườn nổi tiếng đã được UNESCO. | VƯỜN CUNG ĐÌNH VIỆT NAM- LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, PHỤC HỒI Phan Thanh Hải1 Tóm tắt: Vườn cung đình là một loại hình kiến trúc đặc biệt, gắn liền với kiến trúc cung đình qua các triều đại quân chủ phong kiến. Tại Việt Nam, vườn cung đình đã có lịch sử hình thành, phát triển gần 1000 năm, qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn. Đặc biệt, dưới thời Nguyễn (1802-1945), các loại hình vườn cung đình phát triển rực rỡ và góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp tuyệt vời của kinh đô Huế-một đô thị-thành phố vườn nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Bài viết là một khảo cứu về lịch sử hình thành, phát triển và suy tàn của loại hình kiến trúc vườn cung đình tại Việt Nam. Bài viết cũng đặt vấn đề về công tác nghiên cứu, phục hồi và phát huy giá trị của loại hình di sản văn hóa độc đáo này. Bài viết gồm các nội dung sau: 1. Về khái niệm vườn cung đình 2. Lịch sử hình thành, phát triển của vườn cung đình Việt Nam . Vườn cung đình Việt Nam trước thời Nguyễn . Vườn cung đình thời Nguyễn 3. Một số đặc trưng nổi bật của vườn cung đình Việt Nam 4. Hiện trạng và khả năng phục hồi __ 1. Về khái niệm vườn cung đình Để hiểu về khái niệm vườn cung đình, trước hết cần bàn về khái niệm “vườn” truyền thống. Theo quan điểm kiến trúc phương Đông, vườn là “một không gian kiến trúc dựa vào hình thế thiên nhiên để tạo nên không gian trữ tình có sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và kiến trúc, đặc biệt khai thác triệt để các yếu tố sông hồ, núi đồi, cây xanh và hoa trái, khai thác triệt để các yếu tố về đá, nước và cây”2. Theo Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển, xét về nguyên tự của chữ “VIÊN” 園có nghĩa là một khu vực có tường bao bọc 4 phía, bên trong có núi đất, hồ nước, rừng cây , một không gian dùng để dạo chơi, thưởng lãm. chữ “viên” nghĩa là vườn về sau thường được dùng kép là “viên lâm”. Viên lâm cổ điển của Trung Quốc là một nghệ thuật cấu trúc vườn được xuất hiện và phát triển thuận .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN