tailieunhanh - Hướng dẫn kiểm kê lâm sản ngoài gỗ - Đặng Đình Bôi
Sách Hướng dẫn kiểm kê lâm sản ngoài gỗ giúp cho nhân viên phương pháp kiểm kê , khai thác, chăm sóc lâm sản ngoài gỗ. Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên lâm nghiệp để nắm vững kiến thức và học tốt. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ LÂM SẢN NGÒAI GỖ (Tài liệu dịch để sinh viên tham khảo) Đặng Đình Bôi Tháng 4 năm 2006 VẤN ĐỀ KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU TRA LÂM SẢN NGÒAI GỖ CÓ SỰ THAM GIA Đặng Đình Bôi (Tài liệu tham khảo dùng cho cao học) Chương I: QUAN NIỆM VỀ ĐIỀU TRA/ KIỂM KÊ (INVENTORY) LÂM SẢN NGÒAI GỖ . Những cách hiểu lầm về ”Kiểm kê có tham gia”: Thông thường người ta mong muốn những chỉ dẫn hay những phương pháp luận làm cho mọi cái đơn giản và dễ ràng. Trên thực tế lại khác: những quy trình đơn giản cũng cần được làm rõ dựa trên những kiến thức và kỹ năng khoa học . Ngay khi cách tiếp cận có tham gia được áp dụng thì cũng không hy vọng rằng những người dân không được học tập và huấn luyện có thể thu thập và xử lý được những số liệu phức tạp. Hơn thế thuật ngữ “tham gia” nghĩa là sự trao đổi hai chiều kinh nghiệm và kiến thức trong mối tương quan hợp tác giữa người dân địa phương và những chuyên gia lâm nghiệp hoặc ngành khác liên quan (Cater, 1996). Như vậy sự tham gia có thể trải rộng từ nhận ra và tăng cường những họat động lâm nghiệp mà người dân đã thực hiện (thí dụ thu hái LSNG), đến những họat động mới đòi hỏi sự hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngòai ( như điều tra NTFP). Hướng dẫn kiểm kê NTFP, cũng như hướng dẫn điều tra rừng nói chung, không được xây dựng để người dân dùng trực tiếp, mà được xây dựng để giúp cho các kỹ thuật viên hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng tiến hành kiểm kê theo cách “tham gia”. Do vậy các công chức lâm nghiệp khi tham gia vào kiểm kê cần có những kỹ năng thúc đẩy. Giả định sai lầm thứ hai liên quan đến kiểm kê là kết qủa của nó cho một sự đánh giá chính xác tăng trưởng của một lâm sản nào đó. Điều này là không hiện thực, vì điều kiện về thời gian, kiến thức và nguồn lực. tuy nhiên, một cuộc điều tra sẽ cho phép mô tả cẩn thận và gần đúng tình trạng tài nguyên và phải dựa trên những giả thuyết bảo tồn. Nó có thể giả định rằng, cần thiết phải qủan lý tài nguyên bền vững vì nó dựa trên kết qủa của điều tra. Yếu
đang nạp các trang xem trước