tailieunhanh - TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ TỪ HIỆP ƯỚC 1862 ĐẾN CUỘC TRANH ĐẤU CỦA VĂN THÂN 1868

Trong hiệp ước mà Tự Đức ký kết với Pháp, khoản hai liên quan đến việc tự do tín ngưỡng, nhưng Tự Đức không bao giờ đề cập đến khoản đó. Nhân dịp ngày sinh nhật, Tự Đức tuyên bố ân xá cho các tù nhân, trong đó có các người Công giáo. | PHẦN THỨ III BÁCH HẠI DƯỚI PHONG TRÀO VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG (1862-1888) CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN TÌNH HÌNH TÔNG GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ TỪ HIỆP ƯỚC 1862 ĐẾN CUỘC TRANH ĐẤU CỦA VĂN THÂN 1868 I. TỰ ĐỨC HẠ CHỈ ÂN XÁ (1862) Trong hiệp ước mà Tự Đức ký kết với Pháp, khoản hai liên quan đến việc tự do tín ngưỡng, nhưng Tự Đức không bao giờ đề cập đến khoản đó. Nhân dịp ngày sinh nhật, Tự Đức tuyên bố ân xá cho các tù nhân, trong đó có các người Công giáo. “Đã từ lâu, một lớp ngu dân theo tả đạo, mặc dù trẫm đã ban lời khuyên dạy nhưng bọn côn đồ vẫn chưa ra khỏi giấc mơ. Lúc chúng quá khóa ngoài miệâng, chúng chỉ làm một việc dối trá, trẫm đã ra lệnh cho các trấn thủ các tỉnh bắt giam các chức dịch cứng đầu. Trẫm cũng đã truyền phân tháp ngay các bọn Gia Tô trong các làng lương dân để chúng có dịp cải tà quy chính. Vì chúng đã cải quá một phần nào nên trẫm thương đến bọn chúng. Do đó, và cũng nhân lễ sinh nhật của trẫm, trẫm truyền lệnh dù ở kinh đô hay ở các tỉnh, phải phóng thích cho các ông già, phụ nữ và trẻ con, mặc dầu những người này đã bước hay chưa bước qua thập tự giá. Cũng phải phóng thích tất cả những chức dịch Công giáo đã thành thực xuất giáo, nhưng nếu chúng thuộc về những làng toàn tòng, mặc dù chúng bỏ đạo, chúng phải ở nơi hiện chúng phải giam giữ. Phải trả lại cho người Gia Tô nhà cửa, ruộng nương. Chúng được miễn thuế thân.”1 Những chức dịch chưa xuất giáo và những thanh niên chưa chịu bỏ đạo, còn phải giam giữ cho đến lúc chúng chịu quá khóa.”2 Nhưng nhờ sự can thiệp của cha Đặng Đức Tuấn, Tự Đức lại “tha tội cho những dân xấu chưa chịu bỏ đạo, những người đầu sỏ trai tráng đều cho tha hết.”3 Vì lệnh bách đạo năm trước ở Nam Định rất nghiêm ngặt, nên đã có hơn người bị chém. Nguyễn Đình Tân lo sợ dân đạo giữ lòng thù oán theo giặc Pháp, nên xin cho Nam Định được tiếp tục giam giữ tù nhân Công giáo như cũ nhưng Tự Đức không chấp Có người như Phạm Suy, viên cai tổng Tự Tân, Ninh Bình giam ngầm một vị linh mục, rồi bí mật thủ tiêu cha Lúc bổn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN