tailieunhanh - CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM HOẠT ĐỘNG BÀI GIÁO CỦA VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG (1864-1888)

Văn Thân chỉ chung các nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu. Ở thời kỳ Tự Đức, từ Văn Thân vẫn giữ cái nghĩa này. Đối với người dân trong nước, Văn Thân là hạng người trí thức, thông Nho, rất hãnh diện và tự hào về vốn liếng văn chương thi phú của mình. 1 Được trang bị bằng Nho học, các ông tự cho mình văn minh hơn người, 2 rồi ỷ thế quyền hành trong tay, khinh miệt, bắt bớ những ai đã sớm mở mắt theo đà tiến bộ. | CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM HOẠT ĐỘNG BÀI GIÁO CỦA VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG (1864-1888) Văn Thân chỉ chung các nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu. Ở thời kỳ Tự Đức, từ Văn Thân vẫn giữ cái nghĩa này. Đối với người dân trong nước, Văn Thân là hạng người trí thức, thông Nho, rất hãnh diện và tự hào về vốn liếng văn chương thi phú của Được trang bị bằng Nho học, các ông tự cho mình văn minh hơn người,2 rồi ỷ thế quyền hành trong tay, khinh miệt, bắt bớ những ai đã sớm mở mắt theo đà tiến bộ kỹ thuật khoa học của phương Tây, tố cáo họ vong bản, và chụp cho họ cái mũ theo Tây bán nước. Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Nước ta mà không chịu khai hóa như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà cũng không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn dỡ để cho thiệt thêm.”3 Lúc chưa được nhà vua chấp thuận, Văn Thân chỉ tàn sát Công giáo lẻ tẻ vài nơi. Nhưng sau lúc vua Hàm Nghi khai sinh phong trào Cần Vương4 vào ngày 13-7-1885, Cần Vương lãnh đạo các cuộc cướp bóc, đốt phá, tàn sát các làng “Gia Tô giáo.” Thật ra không phải vua Hàm Nghi nhưng chính Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương diệt tà đạo: “Trước hết bài trừ bọn theo tà đạo vì chính những dân theo tà đạo đã cộng tác với người Pháp phản lại triều đình.”5 Tôn Thất Thuyết là vị quan ghét người ngoại quốc và người Công giáo nhất trong triều đình thời bấy giờ . I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THÂN TRƯỚC LÚC HÀM NGHI CHẠY TRỐN (1864-1885) 1. Âm Mưu của Văn thân ở Kinh Thành Huế (1864-1865) Lúc Giám mục Sohier ở Huế, ngài cố gắng tổ chức lại công việc trong giáo phận mặc dầu gặp nhiều trở ngại. Cực chẳng đã, chính phủ Huế phải tôn trọng sự tự do tín ngưỡng và cái thái độ cực chẳng đã ấy đã khuyến khích Văn Thân trở nên gan dạ hơn. Họ tố cáo Tự Đức thờ ơ bỏ bê quốc chính và đã hèn nhát nhượng bộ cho người ngoại quốc ba tỉnh miền Xã hội Việt Nam rất chú trọng đến việc thờ phượng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.