tailieunhanh - Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm
Đối tượng của tâm lý học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con người; sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý trong nhân cách của con người đang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào?); Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lý riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm. | Khoa Sư Phạm Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm Tác giả: Đỗ Văn Thông Chương I: Nhập Môn Tâm Lý Học Lứa Tuổi Khái quát về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm 1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm a. Đối tượng: - Đối tượng của tâm lí học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi của con người ; sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí trong nhân cách của con người đang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào?); Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa tuổi, nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động ; Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang được phát triển (vui chơi, lao động ) Do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu của khoa học, ngày nay tâm lí học lứa tuổi có nhiều phân ngành : tâm lí học trẻ em trước tuổi học, tâm lí học tuổi nhi đồng, tâm lí học tuổi thiếu niên, tâm lí học tuổi thanh niên - Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học sư phạm là những quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục. Tâm lí học sư phạm nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển quá trình dạy học, nghiên cứu sự hình thành quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu qủa trong quá trình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh. Những phân ngành của tâm lí học sư phạm: tâm lí học dạy học, tâm lí học giáo dục và tâm lí học về người giáo viên. b. Nhiệm vụ: Từ những nghiên cứu trên tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi ; rút ra những
đang nạp các trang xem trước