tailieunhanh - VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHI THAM GIA WTO

Trong khi các nhà ngoại giao gắng sức một cách vô ích để thông qua "phương thức" . Cấm các trợ cấp nghề cá trực tiếp làm tăng cường cường lực và năng lực khai . | TRỢ CẤP NGHỀ CÁ: VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHI THAM GIA WTO HƯỚNG DẪN MANG TÍNH GIỚI THIỆU Tháng 5 năm 2008 Tài liệu này giới thiệu về vấn đề trợ cấp nghề cá và thực trạng khi tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Nội dung của tài liệu này không phản ánh bất kỳ quan điểm nào của UNEP hay các thành viên thuộc tổ chức này. Để biết thêm thông tin hãy liên lạc với Anja von Moltke, bộ phận Thương mại và Kinh tế của UNEP, chi nhánh tại Geneva () hay truy cập web site 1. Xóa bỏ các khoản trợ cấp nghề cá có hại: vấn đề ưu tiên mang tính toàn cầu Trợ cấp nghề cá đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu bởi một lý do đơn giản đó là quần đàn cá trên toàn thế giới đang phải đối mặt với sự cạn kiệt chưa từng có trong lịch sử; và các trợ cấp không hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc làm cạn kiệt nguồn lợi thiên nhiên này. Theo tài liệu của FAO, hơn 3/4 nguồn lợi cá trên phạm vi toàn cầu đã bị khai thác, đạt tới giới hạn sinh học của chúng, thậm chí vượt ngưỡng. Và trong khi các đội tàu khai thác vẫn duy trì quy mô lớn hơn rất nhiều so với mức độ khai thác bền vững, sản lượng khai thác biển giảm đáng kể từ những năm cuối của thập kỷ 80, do sự cạn kiệt của nguồn lợi ngày càng Khai thác quá mức là kết quả của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính là do năng lực khai thác quá tải của các ngành công nghiệp khai thác, kết hợp với sự yếu kém trong hệ thống quản lý của mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu. Một yếu tố quan trọng đó là nhiều quốc gia đã trợ cấp một cách thiếu khôn ngoan cho ngành công nghiệp khai thác thủy sản trong nước. Ước tính các khoản trợ cấp nghề cá hàng năm trị giá khoảng 15 đến 35 tỷ USD2, trợ cấp nghề cá dưới nhiều hình thức – có thể là các khoản tiền mặt trực tiếp, miễn giảm thuế, bảo lãnh các khoản vay và thậm chí là cung cấp hàng hóa và dịch vụ. 1 FAO, Hiện trạng của nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu 2006 (Rome 2007). 2 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN