tailieunhanh - Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá

Sau loạt bài về hàng Trung Quốc, Sài Gòn Tiếp Thị nhận được bài viết của tiến sĩ kinh tế Lê Hồng Giang về phân tích ảnh hưởng của chính sách tỷ giá với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chính sách phát triển kinh tế | Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá Sau loạt bài về hàng Trung Quốc Sài Gòn Tiếp Thị nhận được bài viết của tiến sĩ kinh tế Lê Hồng Giang về phân tích ảnh hưởng của chính sách tỷ giá với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong thời gian qua cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chính sách phát triển kinh tế Trên danh nghĩa thì năm năm qua tiền Việt mất giá gần 25 so với đồng nhân dân tệ. Kém cạnh tranh do chính sách tỷ giá Tuy nhiên lý thuyết ngoại thương chỉ ra sức cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào tỷ giá thực chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Với những nước có tốc độ lạm phát cao như Việt Nam phân biệt giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa khi nói về sức cạnh tranh rất quan trọng. Dựa trên nguồn số liệu từ Asian Development Outlook 2009 của ADB tôi tạm tính tỷ giá thực giữa đồng tệ và tiền đồng dùng số liệu chỉ giá tiêu dùng của Việt Nam và Trung Quốc để hiệu chính. Có thể thấy trong giai đoạn 2004 - 2008 mặc dù tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tệ và tiền đồng tăng gần 25 tỷ giá thực giảm khoảng 8 . Nghĩa là hàng hoá Việt Nam đã bị giảm sức cạnh tranh so với hàng Trung Quốc vì tác dụng của tỷ giá. Tiền đồng dù trên danh nghĩa mất giá so với đồng tệ nhưng khi tính đến tác dụng của lạm phát đã không mất giá đủ mạnh để giúp hàng Việt Nam tăng sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nước Mỹ trong suốt ba đời tổng thống từ Clinton đến Obama đã tìm mọi cách ép Trung Quốc tăng giá đồng tệ để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại. Nghĩa là đồng tệ đã được định giá thấp hơn giá trị thực so với USD trong một thời gian dài theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế. Trong khi đó tiền đồng lại được .