tailieunhanh - Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn ...
Việt Nam đã và đang trong quá trình đổi mới công tác quản lý rừng dưới sự đồng thuận của các hộ gia đình và các tổ chức địa phương (Barney 2005). Chính phủ ngày càng trao cho người dân địa phương nhiều quyền hơn trong công tác quản lý rừng. Tuy nhiên trong môi trường biến động hiện nay, việc nhận thức về quyền của người dân địa phương vẫn còn hạn chế, các cơ quan nhà nước còn ít quan tâm đến kiến thức và quan điểm của địa phương trong quá trình. | Các quyết định về vấn đề sử dụng đất tại Việt Nam thường chỉ dựa trên những đánh giá Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: về kinh tế và sinh vật lý, mà ít quan tâm đến những quan điểm hoặc nhận thức của người dân địa phương. Điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn trong quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc sử dụng đất không mang tính bền vững và các quyết định không công bằng đối với người dân địa phương. Bản Khe Trăn, một bản làng tại miền Trung Việt Nam, là nơi cư trú của một nhóm dân cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số Pahy. Động lực của sự thay đổi trong vùng là những chính sách sử dụng đất khác nhau, là kết quả của phương pháp tiếp cận ‘từ trên xuống’ của chính phủ, và những thay đổi hệ quả về thực trạng rừng địa phương. Sinh kế ở địa phương đã chuyển từ hình thức du canh du cư và sự lệ thuộc lớn vào rừng tự nhiên sang hình thức định canh định cư. Bản Khe Trăn hiện đang thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên vừa mới được quy hoạch, và chính phủ khuyến khích người dân ở đây trồng các loại cây kinh tế ở các đồi trống quanh bản. Sự phụ thuộc của người dân vào các nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, và hầu hết kiến thức địa phương về rừng tự nhiên có thể sớm bị mai một. Vùng đất chính bao phủ quanh bản hiện tại là các rừng trồng Keo và Cao su, đất trống, và đất trồng cây nông nghiệp. Kiến thức và quan điểm của địa phương ít khi được các cơ quan nhà nước quan tâm trong quá trình triển khai các dự án giao khoán đất, quá trình ra quyết định về công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc sử dụng đất ở cấp độ cảnh quan. Cần có cơ hội để thông tin được tốt hơn đến các tổ chức phát triển và liên kết các bên tham gia ở cấp địa phương để đạt được tính bền vững của việc thực hiện các chính sách. Quyển sách này ghi lại những vấn đề mà người dân bản Khe Trăn cho là quan trọng xét trên phương diện môi trường và các nguồn tài nguyên ở địa .
đang nạp các trang xem trước