tailieunhanh - Vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao
Thuật ngữ "Trách nhiệm giải trình của Chính phủ" (Government Accountability) được xuất hiện lần đầu tại Đại hội 7 của INTOSAI - 1971. Sau đó, các nguyên lý căn bản về trách nhiệm giải trình được đưa ra thảo luận tại INCOSAI lần thứ 9 ở Lima, Peru - năm 1077 và trở thành một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Lima. Theo tinh thần của Tuyên bố Lima thì cùng với tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao (cơ quan KTTC). | Vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ 1. Khái niệm về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Thuật ngữ Trách nhiệm giải trình của Chính phủ Government Accountability được xuất hiện lần đầu tại Đại hội 7 của INTOSAI - 1971. Sau đó các nguyên lý căn bản về trách nhiệm giải trình được đưa ra thảo luận tại INCOSAI lần thứ 9 ở Lima Peru - năm 1077 và trở thành một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Lima. Theo tinh thần của Tuyên bố Lima thì cùng với tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao cơ quan KTTC các quy định của pháp luật và công tác giám sát của khối lập pháp được coi là những tiền đề cơ bản để cơ quan KTTC tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội và nhân dân của một đất nước. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ được xem xét và đánh giá thông qua 3 tiêu thức sau - Trách nhiệm giải trình về mặt tài chính Fiscal accountability - Trách nhiệm giải trình về công tác điều hành quản lý Managerial accountability - Trách nhiệm giải trình đối với các chương trình dự án Program accountability Trách nhiệm giải trình về mặt tài chính được hiểu là sự liêm chính công tác báo cáo và việc tuân thủ luật pháp và các chính sách chế độ trong lĩnh vực tài chính ngân sách và kế toán. Trách nhiệm giải trình về công tác điều hành quản lý được hiểu là việc sử dụng một cách kinh tế và có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhân sự vật chất và các nguồn lực khác của đất nước. Trách nhiệm giải trình đối với các chương trình dự án được hiểu là việc đánh gía hiệu lực của các chương trình dự án của Chính phủ. Nói cách khác đó là việc đánh giá xem các chương trình dự án do Chính phủ của một quốc gia thực hiện có đạt được mục tiêu đề ra không và đánh giá xem những dự án được lựa chọn để thực hiện có phải là những dự án tốt nhất để đạt được những mục tiêu đã xác định trong mối tương quan giữa tổng chi phí và các kết quả đầu ra lợi ích thu được. 2. Vai trò của cơ quan KTTC trong việc tăng cường .
đang nạp các trang xem trước