tailieunhanh - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN

Ở phương Đông, theo quan niệm của người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc là chữ “triết”, dựa theo từ nguyên chữ Hán có nghĩa là trí, ám chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của con người về thế giới và về đạo lý làm người. Còn theo quan niệm của người An Độ, triết học được gọi là Darshara, có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng với hàm ý là sự hiểu biết dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải | Các tạp chí này tập hợp nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội trong và ngoài nước, thậm chí kể cả những bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Về nội dung, các bài viết, các công trình khoa học được đăng tải trong các tạp chí này không chỉ đề cập tới những vấn đề lý luận tổng quát mà đặc biệt nó còn đề cập tới rất nhiều vấn đề thực tiễn bức xúc của đất nước và trên thế giới. Có thể nói, ở các bài viết đăng tải trong các tạp chí kể trên, các tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và những lý thuyết khoa học khác để lý giải, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của đời sống xã hội. Vì vậy, về hình thức, hầu hết các bài viết ở đây đều được trình bày một cách tròn trịa, biểu hiện ở sự bố cục, cách sắp xếp các phần của bài viết mang tính chặt chẽ, logic. Người sinh viên viết một tiểu luận triết học sẽ tìm thấy và có thể học được rất nhiều điều bổ ích cả về nội dung (các tư liệu, thông tin khoa học và thực tiễn) lẫn hình thức (cách đặt vấn đề, cách sử dụng các thông tin đã chọn lọc để giải quyết vấn đề, cách diễn đạt tư tưởng của mình dưới dạng văn viết sao cho vừa đáp ứng được về mặt tư tưởng lại vừa đáp ứng được về mặt ngôn ngữ, tu từ). Có thể khẳng định, nhóm đề tài thuộc loại này

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN