tailieunhanh - Kinh nghiệm làm kính thiên văn (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
Cơ sở lí thuyết. Để làm một chiếc kính thiên văn đơn giản, trước hết bạn cần nắm được nguyên tắc vật lí của việc lắp kính. 1- Độ phóng đại: độ phóng đại của một chiếc kính có giá trị bằng thương số chiều dài tiêu cự của vật kính và thị kính. G= f1/f2. 2- Vị trí tương đối của 2 kính: nguyên tắc cơ bản là phải đặt sao cho tiêu điểm của 2 kính trùng nhau (cái này chỉ là tương đối nhưng cố gắng càng chính xác càng tốt), có nghĩa là bạn sẽ. | Kinh nghiệm làm kính thiên văn Cơ sở lí thuyết. Để làm một chiếc kính thiên văn đơn giản trước hết bạn cần nắm được nguyên tắc vật lí của việc lắp kính. 1- Độ phóng đại độ phóng đại của một chiếc kính có giá trị bằng thương số chiều dài tiêu cự của vật kính và thị kính. G f1 f2. 2- Vị trí tương đối của 2 kính nguyên tắc cơ bản là phải đặt sao cho tiêu điểm của 2 kính trùng nhau cái này chỉ là tương đối nhưng cố gắng càng chính xác càng tốt có nghĩa là bạn sẽ phải có một ống kính có chiều dài bằng tiêu cự của vật kính - do tiêu cự của thị kính khá ngắn và sẽ còn có thêm bộ phận chỉnh khoảng cách của vật kính so với thị kính nên độ dài ống kính chỉ cần đúng bằng độ dài của tiêu cự vật kính. Thứ hai nữa là 2 kính phải đặt đồng trục tức là trục chính của 2 thấu kính vật kinh thị kính phải trùng nhau. Điều này cũng chỉ là tương đối bạn nên cố gắng hết sức để 2 trục càng gần nhau càng tốt. Chuẩn bị vật liệu Vật liệu cơ bản nhất tất nhiên là thị kính và vật kính rồi. Tùy vào mục đích sử dụng và các tính toán của riêng bạn về độ sai số của việc điều chỉnh bạn có thể có các cách chọn thị kính và vật kính khác nhau ở đây tôi sử dụng 2 vật kính có tiêu cự là 100 và 50cm và các thị kính có tiêu cự trong khoảng 1-3cm. Như vậy các vật liệu cần chuẩn bị gồm 1- 2 vật kính tiêu cự 100 và 50 cm để đơn giản bạn có thể ra một hiệu kính thuốc nào đó mua 2 mắt kính của kĩnh viên thị. Nói với cửa hàng là muốn mua 2 mắt kính viễn chưa mài đường kính phi 65 mm một cái số 1 và 1 cái số 2. Số ở đây chính là điốp tiêu cự của kính có giá trị là f 1 D tức là kính số 1 sẽ có tiêu cự 100cm và số 2 là 50cm. Giá của mỗi chiếc kính này là 10 nghìn đồng. 2- Thị kính bạn có thể có nhiều cách mua thị kính tuy nhiên kinh nghiệm mua thị kính của tôi tôi đã học được của một anh bạn tôi cùng trong CLB Thiên văn học. Được chỉ dẫn tôi đã ra chợ trời Hà Nội tìm đến mấy hàng bán linh kiện điện tử hỏi và được cho xem một số các thấu kính có lẽ là thị kính hoặc vật kính của kính hiển vi hay một số dụng cụ quang
đang nạp các trang xem trước