tailieunhanh - GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ

GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ Tài liệu học tập và luyện thi, nhằm giúp các bạn có cách nhìn toàn diện về kiến thức và kĩ năng cần nắm vững trước khi bước vào kỳ thi với tâm thế vững vàng nhất. Tác giả hi vọng tài liệu này sẽ là tài liệu bổ ích cho các em | GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ Nguyễn Tăng Vũ Tôi là một người không giỏi tính toán và thực sự ít sử dụng phương pháp này trong việc giải toán hình học tuy nhiên thầy tôi là thầy Trần Nam Dũng thì lại rất thích phương pháp này và thầy đã giải bài toán Tìm quỹ tích những điểm M cách đều điểm F và đường thẳng d cho trước khi thầy học lớp 9 với vốn công cụ còn rất hạn chế. Với kiến thức lớp 9 nếu ta dùng phương pháp tổng hợp sẽ không đoán được nó là đường nào vì ta chỉ biết hai quỹ tích cơ bản là đường thẳng và đường tròn. Nhưng khi dùng phương pháp tọa độ thì ta sẽ tìm được phương trình biểu diễn quỹ tích điểm M và đó là phương trình của một Parabol. Các bạn đã quen với hình học suy luận thì đôi khi không thích đến phương pháp dựa nhiều vào tính toán tuy nhiên thế mạnh của Phương pháp tọa độ là giúp ta giải quyết được các bài toán quỹ tích khó hoặc các bài chứng minh mà ta ko giải được bằng suy luận phương pháp này là cứu cánh mỗi khi ta bí và hiệu quả trong lúc còn ít thời gian vì dù tính toán có hơi rắc rối nhưng không cần phải suy nghĩ nhiều. Cái hay của phương pháp này theo tôi là nó không phụ thuộc vào cách chọn trục nhưng để bài toán có lời giải đẹp thì ta phải chọn trục một cách khéo léo và ít tham số. Trong bài viết nhỏ này tôi chỉ nêu một vài ví dụ ứng dụng nhỏ của phương pháp tọa độ và hầu hết là chọn hệ trục tọa độ Decartes vuông góc. Bạn sẽ không tìm thấy hệ trục affine hay là các bài toán liên quan đến các đại lượng có hướng trong đây. I. Tóm tắt kiến thức. 1. Phương trình đường thẳng Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm M x0 y0 và có vectơ pháp tuyến n A B là A x - x0 B y - y0 0 Nguyễn Tăng Vũ - Trường Phổ Thông Năng Khiếu. http 1 Phương trình tham số của đường thẳng x x0 at Iy y0 bt Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A a 0 và B 0 b là y 1 PT đoạn a b chắn 2. Phương trình đường tròn trục đẳng phương của hai đường tròn. Phương trình đường tròn tâm I a b bán kính R là x - a 2 y - b 2 R R Cho hai đường tròn C1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN