tailieunhanh - Đức thánh Tam giang - Nơi ra đời bài thơ “Thần” - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt

Nơi ấy là đền Xà trên khu vực ngã ba Xà (nay thuộc xã Tam Giang - Yên Phong - Bắc Ninh) nơi hội lưu sông Cà Lồ đổ vào sông Cầu. Đền Xà thờ Thánh Tam Giang - thượng tướng Trương Hống, phó tướng Trương Hát (là em). Hai anh em ngài đều là bậc tướng, chí dũng song toàn, phò Triệu Việt Vương, cầm quân đánh thắng quân Lương vào năm Canh Ngọ (550), giải phóng đất nước Vạn Xuân khỏi ách áp bức của vua quan nhà Lương phương Bắc. Hai anh em ngài là bậc đại nhân “sinh vi dũng tướng,. | Còn nhiều dấu tích ngôi giếng này tại đền Tam Tổng của Phù Lỗ. Trên tấm bia Trùng tu Thiên Tuế tự lập năm Thịnh Đức thứ hai, 1645, đã ghi vào Đông thôn; và ở tấm bia Tại phúc Vinh Thiền tự lập năm Vĩnh Hựu thứ năm, 1739, đã ghi Đoài thôn. Như vậy, từ thời Lê Trung Hưng, Phù Lỗ là một xã thuộc tổng Phù Lỗ, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Đến năm Minh Mạng thứ hai, 1821, phủ Bắc Hà được đổi gọi là Thiên Phúc. Đời Thiệu Trị (1841-1847 vì kị húy, nên huyện Kim Hoa đổi tên gọi là Kim Anh. Sang đời Đồng Khánh (1886-1888) huyện Kim Anh lại đổi gọi là Đa Phúc. Đến 1901, Đa Phúc được tách khỏi Bắc Ninh, nhập vào tỉnh mới thành lập mang tên Phù Lỗ, và làng Phù Lỗ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Phù Lỗ. Một thời gian sau, tỉnh lỵ chuyển sang làng Tháp Miếu tức thị trấn Phúc Yên ngày nay, và tỉnh Phù Lỗ được đổi gọi là tỉnh Phúc Yên. Sau năm 1945, chính quyền Dân chủ cộng hòa lại cho lập xã Phù Lỗ Đông và Phù Lỗ Đoài. Đến năm 1961, ba xóm là Tiên, Nguyễn và Núi của thôn Đoài được tách ra và nhập vào xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh. Đến 1977, xã Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, và từ năm 1979, Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội. Chia tách và chuyển nhập như vậy, nhưng trong tâm thức người dân, Phù Lỗ là một vùng quê cổ kính, tên nôm là kẻ Sọ, gồm cả Phù Lỗ Đông và Phù Lỗ Đoài, chung một truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.