tailieunhanh - AFLATOXIN VÀ MYCOTOXIN LÀ GÌ?
Đáp: Để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của chăn nuôi người ta phải bảo quản tốt thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và các nguyên liệu sản xuất TĂCN do TĂCN chiếm tỷ | AFLATOXIN VÀ MYCOTOXIN LÀ GÌ? Đáp: Để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của chăn nuôi người ta phải bảo quản tốt thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và các nguyên liệu sản xuất TĂCN do TĂCN chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất thịt, sữa, trứng, chiếm từ 70 đến 80% tổng chi phí. Thoạt nhìn, việc bảo quản ngũ cốc và các nguyên liệu sản xuất TĂCN khác từ lúc thu hoạch cho đến khi cho gia súc ăn tưởng như hết sức đơn giản. Tuy nhiên, đây lại là một trong các công việc khó khăn nhất trong sản xuất TĂCN. Thậm chí một tổn thất nhỏ trong chất lượng có thể gây ra một tổn thất kinh doanh lớn cho cả người chăn nuôi lẫn người sản xuất TĂCN. TĂCN và ngũ cốc có thể bị làm hỏng dễ dàng và thậm chí có hại cho gia súc do đây là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi sinh vật có thể phát triển. Nấm và Mycotoxin: Trong số loại nấm mốc khác nhau, khoảng 50 loài là có hại cho người và động vật. Các loại này có thể chia thành hai nhóm: Nhóm gây bệnh dịch và nhóm gây ngộ độc. Nhóm đầu tiên thuộc lĩnh vực của khoa y tế. Nhóm thứ hai gây ra vấn đề lớn cho các nhà sản xuất TĂCN bởi vì chúng sinh ra ngộ độc với gia súc và gia cầm. Các loại độc tố này được gọi chung là mycotoxin. Mycotoxin do nấm sinh ra như sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất trong quá trình tiêu hoá và đồng hoá dinh dưỡng từ ngũ cốc và các nguyên liệu TĂCN khác. Trong số này, loại nguy hiểm nhất là aflatoxin. Aflatoxin bao gồm 6 loại khác nhau (B1, B2, G1, G2, M1 và M3). Aflatoxin B1 là loại cực độc. Một lượng 0,03 ppm aflatoxin B1 từ khô lạc gây ra u gan. Cần lưu ý rằng aflatoxin có thể sinh ra trong ngũ cốc ngay cả trước khi thu hoạch, trong thu hoạch và sau thu hoạch nếu ngũ cốc không được bảo quản đúng cách hay được sinh ra trong TĂCN trước khi được sử dụng. Nói chung, khi aflatoxin sinh ra, khó có thể làm gì để loại bỏ chúng khỏi ngũ cốc hay TĂCN. Các loại độc tố này có cấu tạo hoá học rất ổn định và không bị phá huỷ bởi nhiệt, ánh sáng, a - xít, sử lý kiềm, hay kéo dài thời gian lưu trữ. Ảnh hưởng của aflatoxin đối với gia súc: Trong những điều kiện nhất định, nấm mốc sẽ sinh ra aflatoxin. Tuy nhiên, số lượng aflatoxin được tạo ra không đủ để gây ngộ độc nặng. Các triệu chứng kéo dài như tốc độ tăng trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn, khả năng chống bệnh, dịch giảm. Nhìn chung, aflatoxin làm giảm khả nẳng hấp thụ dinh dưỡng và do đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và các quá trình sử dụng dinh dưỡng của gia súc. Aflatoxin ảnh hưởng quá trình trao đổi chất béo và sinh ra mỡ trong gan và giảm mỡ quầy thịt. Cụ thể aflatoxin gây ra các tác hại sau: 1. Phá huỷ tế bào gan, thận và các bộ phận sống còn khác. 2. Ảnh hưởng lên hệ miễn dịch. 3. Ăn mòn thành ruột và dạ dày. 4. Suy dinh dưỡng, chậm lớn, chết. 5. Gây ra ung thư cho gia súc, gia cầm. Và nếu con người ăn thịt chứa aflatoxin thì có thể bị ung thư gan. Chính vì vậy, Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm tất cả các loại thực phẩm và TĂCN có chứa aflatoxin. Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh cao tại các nước châu Á là do thực phẩm bị nhiễm aflatoxin. Ngoài aflatoxin, nhiều loại mycotoxin khác cũng hết sức nguy hiểm như ocharatoxin, T2(trichothecenes). Tỷ lệ nhiễm mycotoxin cao Theo Tổ chức Nông lương Thế giới FAO, khoảng 25% cung cấp ngũ cốc thế giới có chứa một lượng lớn mycotoxin. Tại nhiều nơi ở châu Á, tỷ lệ nhiễm mycotoxin cao hơn do các nhân tổ khí hậu và phương thức thu hoạch, bảo quản hạn chế.
đang nạp các trang xem trước