tailieunhanh - Lời khuyên cho doanh nghiệp trẻ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới khởi sự hoạt động kinh doanh đều rất hay mắc phải sai lầm. Có những sai lầm là nhỏ có thể vượt qua nhưng cũng có những sai lầm khá nghiêm trọng khiến doanh nghiệp thất bại ngay khi mới hoạt động. Để có một sự nghiệp kinh doanh phát triển bền vững thì bước khởi đầu thành công là rất quan trọng. Những doanh nghiệp trẻ nên học hỏi kinh nghiệm từ những gì mà “các bậc tiền bối” đã trải qua. . | Lời khuyên cho doanh nghiệp trẻ Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới khởi sự hoạt động kinh doanh đều rất hay mắc phải sai lầm. Có những sai lầm là nhỏ có thể vượt qua nhưng cũng có những sai lầm khá nghiêm trọng khiến doanh nghiệp thất bại ngay khi mới hoạt động. Để có một sự nghiệp kinh doanh phát triển bền vững thì bước khởi đầu thành công là rất quan trọng. Những doanh nghiệp trẻ nên học hỏi kinh nghiệm từ những gì mà các bậc tiền bối đã trải qua. Sau đây là 10 lời khuyên dành cho những doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh 1. Khởi sự dần dần Thôi làm một công việc đang tiến triển tốt để khởi sự một doanh nghiệp luôn làm cho mọi người lo sợ. Vì thế nên có sự chuyển tiếp dần bằng việc khởi đầu một doanh nghiệp như là một công việc ngoài giờ. Nhiều người đã bắt đầu công việc kinh doanh ngoài giờ hai năm trời trong khi vẫn tiếp tục công việc chính. Sự chuyển tiếp dần cũng cho người khởi sự có đủ thời gian để suy tính hoạch định và cọ sát với những vấn đề tiềm ẩn. Điều đó sẽ giúp giảm đi mối lo âu. 2. Yêu cầu sự trợ giúp Lo sợ viển vông đã cản ngăn nhiều người trở thành doanh nhân. Không ai có thể giải đáp được hết mối nghi ngờ của bạn khi khởi sự một doanh nghiệp. Những chuyên gia hay những người cùng hoàn cảnh có thể làm giảm đi nỗi lo sợ cho bạn. 3. Lập kế hoạch Chuẩn bị tốt sẽ chế ngự được cảm giác sợ hãi. Một kế hoạch kinh doanh xuất phát từ ý tưởng tốt có thể làm dịu đi nỗi lo khi khởi nghiệp. 4. Hãy sẵn sàng với điều bất trắc Trừ khi may mắn có được nguồn vốn dồi dào khởi sự một doanh nghiệp có nghĩa là thực hiện một cuộc phiêu lu tài chính vì không thể kiểm soát được tất cả những biến động ảnh hưởng đến việc đầu tư của bạn . Một cửa hàng lớn hạ giá hàng một khách hàng thưa kiện. và những tác động khách quan khác có thể đe dọa bất kỳ doanh nghiệp nào. Với những yếu tố không kiểm soát được thì có thể phải chấp nhận rủi ro. Hãy bắt đầu với những ý tuởng Nếu. thì sao . Chẳng hạn nếu việc xây dựng bị đình lại đột ngột Khách hàng có sự lo sợ nào đó liên quan đến