tailieunhanh - CHƯƠNG 1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ | Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống trong môi trường nước, chụi ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường như thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường. Sức lao động cùng bỏ ra như nhau nhưng chỉ gặp năm thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năng suất, sản lượng cao. Mặt khác bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng có sự khác nhau do đó cùng một đối tượng nuôi nhưng ở những địa phương khác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ thâm canh của nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất rất phức tạp.
đang nạp các trang xem trước