tailieunhanh - Giáo trình lý thuyết mạch Phần 2
Chương này đề cập đến hai định luật quan trọng làm cơ sở cho việc phân giải mạch, đó là các định luật Kirchhoff. Chúng ta cũng bàn đến một số định lý về mạch điện. Việc áp dụng các định lý này giúp ta giải quyết nhanh một số bài toán đơn giản hoặc biến đổi một mạch điện phức tạp thành một mạch đơn giản hơn, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các định luật Kirchhoff để giải mạch. Trước hết, để. | Chương 2 Định luật và định lý mạch 1 điện - CHƯƠNG 2 ĐỊNH LUẬT VÀ ĐỊNH LÝ MẠCH ĐIỆN _ ĐỊNH LUẬT KIRCHHOF ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỊNH LÝ MILLMAN ĐỊNH LÝ CHÒNG CHẤT ĐỊNH LÝ THEVENIN VÀ NORTON BIẾN ĐỎI Y o A ĐỤNH LÝ KENNELY Chương này đề cập đến hai định luật quan trọng làm cơ sở cho việc phân giải mạch đó là các định luật Kirchhoff. Chúng ta cũng bàn đến một số định lý về mạch điện. Việc áp dụng các định lý này giúp ta giải quyết nhanh một số bài toán đơn giản hoặc biến đổi một mạch điện phức tạp thành một mạch đơn giản hơn tạo thuận lợi cho việc áp dụng các định luật Kirchhoff để giải mạch. Trước hết để đơn giản chúng ta chỉ xét đến mạch gồm toàn điện trở và các loại nguồn gọi chung là mạch DC. Các phương trình diễn tả cho loại mạch như vậy chỉ là các phương trình đại số Đối với mạch có chứa L C ta cần đến các phương trình vi tích phân Tuy nhiên khi khảo sát và ứng dụng các định lý chúng ta chỉ chú ý đến cấu trúc của mạch mà không quan tâm đến bản chất của các thành phần do đó các kết quả trong chương này cũng áp dụng được cho các trường hợp tổng quát hơn. Trong các mạch DC đáp ứng trong mạch luôn luôn có dạng giống như kích thích nên để đơn giản ta dùng kích thích là các nguồn độc lập có giá trị không đổi thay vì là các hàm theo thời gian. định luật kirchhoff Một mạch điện gồm hai hay nhiều phần tử nối với nhau các phần tử trong mạch tạo thành những nhánh. Giao điểm của hai hay nhiều nhánh được gọi là nút. Thường người ta coi nút là giao điểm của 3 nhánh trở nên. Xem mạch H . H - Nếu xem mỗi phần tử trong mạch là một nhánh mạch này gồm 5 nhánh và 4 nút. - Nếu xem nguồn hiệu thế nối tiếp với R1 là một nhánh và 2 phần tử L và R2 là một nhánh trên các phần tử này có cùng dòng điện chạy qua thì mạch gồm 3 nhánh và 2 nút. Cách sau thường được chọn vì giúp việc phân giải mạch đơn giản hơn. KỸ THUẬT Nguyễn Minh Luân ĐIỆN TỬ 2 Chương 2 Định luật và định lý mạch điện - Hai định luật cơ bản làm nền tảng cho việc
đang nạp các trang xem trước