tailieunhanh - sự khủng hoảng tài chính và vai trò của chính phủ
Ví dụ, trong sự suy thoái của các nước, Beck, Demirguc-Kunt và Levine (2007) điều tra mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và những thay đổi trong cả phân phối thu nhập và sự nghèo đói thuần túy. Nhìn | Mặc dù một lượng lớn bằng chứng chỉ ra rằng phát triển tài chính giảm bớt bất bình đằng thu nhập và sự nghèo đói, vẫn còn rất xa để chúng ta hiểu được các kênh mà thông qua đó các tác động thể hiện. Ví dụ, việc cung cấp tài chính trực tiếp cho người nghèo quan trọng như thế nào? Việc cải thiện sựu haọt động của hệ thống tài chính để nó mở rộng việc tiếp cận tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp hiện hữu có quan trọng hơn hoặc việc tiếp cận rộng rãi tới những mảng chưa được phục vụ (bao gồm những người không nghèo mà thường bị loại trừ trong các nước đang phát triển) có quan trọng hơn ? Dĩ nhiên, hiệu quả và các chiều tiếp cận của tài chính cũng dường như được liên kết; ở nhiều nước việc nâng cao hiệu quả sẽ phải kéo theo sự tiếp cận rộng rãi hơn vượt quá sự chú trọng của các nhà cầm quyền. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây sự dụng các bộ dữ liệu vi mô và các phương pháp khác nhau sẽ là cần thiết cho một hiểu biết tốt hơn về những cơ chế mà thông qua đó tài chính ảnh hưởng tới phân phối thu nhập và sự nghèo đói.
đang nạp các trang xem trước