tailieunhanh - Kinh tế phát triển FDI

Chủ đề 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Thực trạng và giải pháp. Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ. | Hơn hết, yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư lớn chính là sự phát triển mạnh, hiệu quả và bền vững của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Cụ thể hơn, thúc đẩy các ngành rèn, đúc và ép vì các ngành này có thể thỏa mãn các yêu cầu của các công ty đa quốc gia về chất lượng, vận chuyến và chi phí. Bởi vì công nghệ sử dụng trong ngành công nghiệp này có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Ví dụ công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể khả dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy công nghiệp, máy phát điện sản phẩm cuối cùng có thể thay đổi thường xuyên và đặc biệt nhanh đối với ngành công nghiệp điện tử. Do vậy, quốc gia nào có đủ công nghệ sản xuất các linh phụ kiện bằng nhựa hay kim khí sẽ có khả năng bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình như là một trung tâm sản xuất trong một thời gian dài. Vì thế, cần có chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, bộ phận thay thế và các nguồn cung cấp khác.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN