tailieunhanh - Leonardo Fibonacci

sơ lượt Leonardo Fibonacci sưu tầm từ internet | Leonardo Fibonacci ( 1170 ?-1250?) là một nhà toán học thiên tài thời Trung cổ . Ông sinh ra ở Pisa (Ý) nơi cha ông làm việc về thương mại .Công việc của cha ông đã tạo sự thích thú cho ông về môn số học và nhờ những chuyến đi dài ngày sang Ai Cập, Sicily, Hy Lạp và Siri đã giúp cho ông có cơ hội tiếp xúc với toán học Ai Cập và toán học Phương Đông. Ông bị thu hút bởi tính thực tiễn cao của nền toán học Ấn Độ - Á Rập, vào năm 1202 Fibonacci đã công bố công trình nổi tiếng của mình là "Liber abaci." "Liber abaci "viết về số học và đại số sơ cấp. Cuốn sách minh hoạ rất nhiều và bênh vực mạnh mẽ các ký hiệu của Ấn Độ - Á Rập và đã tìm mọi cách đưa những chữ số này vào Châu Âu. Trong 15 chương của công trình này đã giải thích cách đọc và cách viết các chữ số mới , các phương pháp tính toán các căn bậc hai và bậc ba, việc giải các phương trình bậc nhất, bậc hai bằng các quá trình đại số. Các nghiệm âm và ảo chưa được biết tới. Có đưa ra những ứng dụng trong việc trao đổi, góp vốn, giải các bài toán hợp thành và hình học đo lường. Công trình gồm cả một sưu tập lớn các bài tóan xem như kho tàng cho các tác giả về sau trong nhiều thế kỷ. Một bài toán đưa đến dãy Fibonacci nổ tiếng : 1, 1, 2, 3, 5,, x, y, x+y,, Vào năm 1225, Fibonacci đã viết " Liber quadratorum", một công trình xuất sắc và độc đáo về tính bất định khiến ông trở thành nhà toán học nổi tiếng trong lĩnh vực này cùng với Diophantus và Fermat. Tài năng của Fibonacci đã được Hoàng đế Frederick II chú ý và đã được thỉnh về để dự một cuộc tranh tài về toán học. Ba bài toán được đặt ra bởi John ở Palermo. Bài toán đầu tiên là tìm một số hữu tỉ x sao cho x2+5 và x2-5 đều là số những số bình phương của các số hữu tỉ. Fibonacci đã giải và đưa ra đáp số đúng là 41/12. Vào thế kỷ XIII cũng xuất hiện một toán học cùng thời với Fibonacci là Jordanus Nemorarius. Ông viết nhiều công trình về số học, đại số, hình học, thiên văn học và (có lẽ) cả về tĩnh học . Những công trình này có giá trị không cao. Tuy nhiên Nemorarius có lẽ là người đầu tiên đã sử dụng rộng rãi các chữ cái để biểu thị các số tổng quát. Đối với điều này, Fibonacci chỉ làm trong một điều cá biệt duy nhất. Vào những năm đầu của thế kỷ thứ XIII đã mọc lên những trường đại học ở Paris, Oxford, Cambridge, Padua và Naples. Những trường đại học này sau này trở thành những nhân tố quan trọng cho sự phát triển toán học sau này, và có nhiều nhà toán học đã có liên hệ với một hoặc nhiều đại học trên.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN