tailieunhanh - Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund)

Tài liệu "Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund)" nhằm giúp bạn nắm bắt những kiến thức cơ bản liên quan đến IMF. Cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết nhé. | Quỹ tiền tệ quốc tế IMF International Monetary Fund Về lịch sử hình thành IMF được thai nghén từ phiên họp của Liên Hợp Quốc tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods New Hampshire Hoa Kỳ. 45 quốc gia thành viên có mặt trong phiên họp đã tìm kiếm một cơ cấu hợp tác kinh tế có thể tránh được sự lặp lại các chính sách kinh tế sai lầm từng dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng thập kỷ 30. Hiện nay IMF có 184 quốc gia thành viên. Số lượng nhân viên khoảng 2690 người hoạt động trên 141 nước. Điều 1 của Hiệp ước thành lập IMF chỉ rõ trách nhiệm của Quỹ Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế Tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển cân đối thương mại quốc tế Duy trì ổn định hối đoái Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương Cung cấp nguồn lực với độ an toàn cần thiết cho các thành viên gặp khó khăn trong cán cân thanh toán. Như vậy IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền tạo điều kiện giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi xảy ra thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Quỹ sử dụng 3 chức năng chính là giám sát hỗ trợ kỹ thuật và cho vay để thưc hiện các mục tiêu này. IMF thức đẩy phát triển và duy trì ổn định kinh tế toàn cầu qua đó phòng ngừa khủng hoảng kinh tế bằng cách khích lệ các quốc gia thực hiện các chính sách kinh tế đúng đắn. Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các nước thành viên. Mỗi năm IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi nước. Quỹ sau đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng. IMF cũng kết hợp thông tin từ các cuộc hội đàm đơn lẻ để đưa ra đánh giá chung về sự phát triển và triển vọng của từng khu vực cũng như của thế giới. Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một làn trong 2 tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới World

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.