tailieunhanh - Chính sách tỷ giá thích hợp cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện cá ba sa vẫn đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Chúng ta cho rằng Bộ thương mại Mỹ đã cố tình áp đặt tính không chuyển đổi của VND trên tài khoản vãng lai để kết luận rằng Việt Nam không có nền kinh tế thị trường. | Chính sách tỷ giá thích hợp cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ầễẫste Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện cá ba sa vẫn đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Chúng ta cho rằng Bộ thương mại Mỹ đã cố tình áp đặt tính không chuyển đổi của VND trên tài khoản vãng lai để kết luận rằng Việt Nam không có nền kinh tế thị trường. Cho dù chúng ta có tự do hoá thế nào đi chăng nữa trên tài khoản vãng lai nhưng chế độ tỷ giá vẫn không phản ánh các quan hệ cung cầu thị trường như hiện nay thì khó có thể bàn đến tính chuyển đổi đồng Việt Nam trong tương lai. Mong muốn của Chính phủ về một triển vọng trong tương lai đồng Việt Nam chuyển đổi được không thể tách rời khỏi phương thức điều hành chính sách tỷ giá hiện tại. Các hệ thống tỷ giá Các hệ thống tỷ giá khác nhau đã và đang được các nước sử dụng trong khi đang hội nhập với phần còn lại của thế giới - cụ thể là chế độ tỷ giá thả nổi thuần túy thả nổi có quản lý tỷ giá cố định hay một chuẩn tiền tệ currency board giống như Argentina. Mỗi hệ thống đều có ảnh hưởng đối với tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Theo các chuyên gia kinh tế thì trong một hệ thống tỷ giá thả nổi thuần túy chính sách tài khóa có hiệu quả ít hơn và chính sách tiền tệ có hiệu quả cao hơn. Còn trong một hệ thống tỷ giá cố định các kết quả ngược lại. Vì vậy các lợi điểm hay bất lợi của từng hệ thống rất khác biệt giữa các nước tùy theo tính chất danh nghĩa hay thực tế của các cú sốc tác động đến từng nước và khả năng của chính phủ trong việc điều hành một chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt. Trong những năm gần đây đã có nhiều quốc gia áp dụng các hệ thống tỷ giá có quản lý một cách linh hoạt vì các hệ thống này cho họ sự lựa chọn sử dụng chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Mặc dù vậy với cái giá phải trả là uy tín của họ đối với các mục tiêu chống lạm phát bị xói mòn. Một vài ngoại lệ là các nền kinh tế mà uy tín của chính phủ cực kỳ thấp - như Hồng Kông trong thập niên 1980 Argentina và Estonia trong thập niên 1990 chẳng hạn - tất cả