tailieunhanh - Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Giai đoạn 1998-2000, các ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá là có rủi ro tín dụng cao nhất trong hệ thống, nhưng sau một thời gian thực hiện xử lý các ngân hàng (NH) yếu kém, sáp nhập, tăng vốn đối với các NH khác thì dường như hệ thống NH thương mại cổ phần đã bắt kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường, trở nên có sức cạnh tranh hơn các NH thương mại nhà nước | Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giai đoạn 1998-2000 các ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá là có rủi ro tín dụng cao nhất trong hệ thống nhưng sau một thời gian thực hiện xử lý các ngân hàng NH yếu kém sáp nhập tăng vốn đối với các NH khác thì dường như hệ thống NH thương mại cổ phần đã bắt kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường trở nên có sức cạnh tranh hơn các NH thương mại nhà nước với năng lực ngày càng tăng tỷ suất sinh lời càng cao và năng động hơn NH thương mại nhà nước trong việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới hiện đại phù hợp và được người dân ưa chuộng hơn. Hoạt động tín dụng ở các NH thương mại nhà nước bây giờ lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn. Vì tỷ trọng thị phần các NH thương mại nhà nước nắm giữ trong cả hệ thống vì vai trò chủ đạo cần có của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta và vì sự rõ nét của rủi ro tín dụng trong các NH thương mại nhà nước bài viết này sẽ tập trung xem xét các điểm yếu và nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng thời gian gần đây của các NH thương mại nhà nước dưới hai góc độ danh mục cho vay hiện tại và phương thức quản trị rủi ro tín dụng. Những rủi ro 1. Liên quan đến danh mục cho vay. Danh mục cho vay hiện tại tiềm ẩn mức độ rủi ro rất cao. Sau khi xử lý một lượng lớn nợ tồn đọng tỷ lệ nợ quá hạn của các NH thương mại nhà nước còn rất thấp. Dường như là chất lượng tín dụng tăng lên rất nhiều. Nhưng thực sự danh mục cho vay hiện tại đang tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất cao. Tín dụng thời gian qua tăng trưởng nóng nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trong khi nguồn vốn các NH chủ yếu là ngắn hạn. Tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng trở lại bao cấp tín dụng. Tín dụng tập trung nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc hoạt động không hiệu quả. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng tín dụng cho khu vực kinh tế nhà .