tailieunhanh - Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách
Thời bình, nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa, mà cứ chạy theo quán tính của thời chiến, không khôi phục lại văn hóa tranh luận thì cũng giống như một loài trên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn. thở bằng phổi, hoặc tung mình lên trời xanh bằng. tứ chi. Tăng duy lí Cốt tử của văn hóa dân chủ, trước tiên, là tinh thần duy lý trong tư duy và đối thoại. Một tư tưởng dẫu là xấu xa nhất, được trình bày bằng một phương pháp lập luận tồi tệ nhất, vẫn. | Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách Thời bình nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa mà cứ chạy theo quán tính của thời chiến không khôi phục lại văn hóa tranh luận thì cũng giống như một loài trên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn. thở bằng phổi hoặc tung mình lên trời xanh bằng. tứ chi. Tăng duy lí Cốt tử của văn hóa dân chủ trước tiên là tinh thần duy lý trong tư duy và đối thoại. Một tư tưởng dẫu là xấu xa nhất được trình bày bằng một phương pháp lập luận tồi tệ nhất vẫn cần phải được bẻ gãy bằng tư tưởng đúng đắn bằng cách tư duy hợp với logic hình thức và logic thực tiễn không nên bị tấn công bằng bất kỳ điều gì khác. Mặt khác văn hóa dân chủ đòi hỏi mỗi con người ý thức được tính tương đối của mỗi cách nhìn thế giới. Mỗi một cách nhìn thế giới đều tương tự một cái ống nhòm một mặt tạo ra một trường nhìn giúp cho người tư duy có thể nhìn thấy rất kỹ một góc nhìn mà ống nhòm cho phép thấy và mặt khác tạo ra một trường mù khiến người ta bị che khuất trước phần còn lại của thế giới. Để đi đến chân lý do đó cần tối đa hóa các trường nhìn mà mình có thể lĩnh hội được. Vì vậy người ta không chỉ cần đến sự phản biện như một phương thức tiếp thu trường nhìn của kẻ khác mà còn cần phải tự mình đối thoại với trường nhìn cố hữu của chính mình. Khả năng tư duy của mỗi con người như vậy có nghĩa là tùy thuộc vào khả năng mở rộng các trường nhìn. Trường nhìn càng phong phú năng lực thức nhận thế giới càng mở rộng. Ngược lại giam hãm mình một trường nhìn duy nhất là bản chất của tính ì tư duy. Do đó trong tranh luận khi thua thì chính là lúc người ta đã thắng bởi đó là lúc họ chạm được một trường nhìn khác để khai mở thêm khả năng tư duy của chính mình. Nguyên tắc duy lý thì chỉ có một nhưng văn hóa tranh luận thì có thể khác nhau tùy từng vùng văn hóa. Phương Tây tổ chức cuộc tranh luận như một võ đài của lý trí. Trong cuộc tỷ thí knock out là chuyện bình thường. Bình thường cả với người thắng lẫn người thua. Ở Nhật Bản văn hóa tranh luận của họ .
đang nạp các trang xem trước