tailieunhanh - CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ CÁC RÀO CẢN HIỆN NAY

Nói đến cải cách là nói đến việc thay đổi cơ bản một trạng thái, một đối tượng, làm cho đối tượng đó có sự biến đổi phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, làm cho nó tốt hơn theo nhu cầu của con người. Công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm trước đây nhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tất. | Hơn nữa, bản thân nền hành chính nhà nước của Việt Nam đựơc hình thành và vận hành qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, tuy đã có nhiều đóng góp cho việc quản lý đất nước, nhưng thực tế cũng cho thấy, khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và trước đòi hỏi quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nó ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật có tính cố hữu, ngày càng bộc lộ sự xa dân, quan liêu. Đặc biệt bộ máy rất cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, thủ tục điều hành rất nặng nề, gây phiền hà cho dân. Chế độ và trách nhiệm công vụ không rõ ràng, thiếu minh bạch. Cán bộ, công chức có nhiều người sách nhiễu dân, lãng phí và tham nhũng ngày càng nên phổ biến, có tổ chức và trở thành quốc nạn. Như vậy, Việt Nam muốn phát triển không thể nào không tiến hành cải cách để đổi mới nền hành chính nhà nước. Thật ra, trước khi đưa ra chiến lược cải cách hành chính, vào thời kỳ gian khó nhất của đất nước sau ngày thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh một cách công khai trong toàn Đảng rằng, “Đảng phải thay đổi, phải đổi mới, đất nước phải tiến hành cải cách nhiều mặt”. Trong nhiều văn kiện chính thức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam nhận định rằng, nếu không cải cách nền hành chính thì sự tồn vong của chế độ sẽ bị ảnh hưởng là điều chắc chắn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN