tailieunhanh - Giáo trình dược liệu (Bài 8)

Bài 8: Dược liệu chữa bệnh tim mạch, cầm máu. Sách dùng đào tạo dược sỹ trung học của Bộ y tế vụ khoa học và đào tạo. Chủ biên: DS. Nguyễn Huy Công. học tập mở mang kiến thức. | Bài 8 DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH CẦM MÁU MỤC TIÊU ỉ. Trình bày được đặc điểm thực vật bộ phận dùng thành phần hóa học chính công dụng cách dùng của các dược liệu có tác dụng chữa bệnh tìm mạch và cầm máu. 2. Vận dụng được những kìêh thức đã học vào trong thực tê hoạt động nghề nghiệp. NỘI DUNG BA GẠC HOA TRANG Tên khác Ba gạc ta - Lạc toọc - Tích tiên- San to - La phu mộc TQ Tên khoa học Rauwolfia verticinlỉata Lour. Baiỉỉ. Họ Trúc đào Apocynaceaè 1. Mô tả phân bô Ba gạc là loại cây nhỏ cao từ 1 -l 5m. Thân đứng ngoài vỏ có những lỗ bì khổng nhỏ. Lá mọc vòng có khi mọc đối phiến lá hình mũi mác dài hay hơi hình trứng thuôn. Hoa mọc thành xim dạng tán kép đầu cành màu trắng. Quả hạch hình trứng mọc song đôi hai quả một khi chín có màu đỏ tươi. Ba gạc mọc hoang ở vùng đồi núi nơi ẩm thấp và ưa ánh sáng. Các tỉnh có nhiều Ba gạc là Bắc Cạn Tuyên Quang Lạng sơn Cao bằng . Có thể trồng Ba gạc bằng hạt hoặc giâm cành. 2. Bộ phận dùng thu hái Bộ phận dùng làm thuốc của cây Ba gạc là rễ và vỏ rễ. Thu hái quanh năm tốt nhất là vào dịp thu đông khi cây chớm ra hoa hay khi cây tàn lụi. 95 Đào lấy rễ chặt bỏ phần trên cổ rễ phơi khô rồi rũ sạch đất cát. cần chú ý bảo vệ phần vỏ tránh xây xát vì phần này có chứa nhiều hoạt chất nhất. Rễ Ba gạc không mùi vị rất đắng. Rễ Ba gạc đã được ghi trong Dược điển Việt Nam 2002 . 3. Thành phần hóa học Thành phần hóa học của Ba gạc chủ yếu là alcaloid trong đó có hoạt chất chính là rauwolfia A reserpin serpentin. 4. Công dụng cách dùng Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp và an thần. Dùng chữa bệnh tăng huyết áp. Cách dùng Uống dưới dạng cao lỏng với liều trung bình 30 giọt ngày dùng từng đợt 10-15 ngày sau đó nghỉ 2-4 tuần rồi mối dùng tiếp. Ngoài ra Ba gạc còn là nguyên liệu để chiết xuất reserpin để bào chế thuốc hạ huyết áp. CẦY HÒE Tên khoa học Styphnolobium japonicum L. Schott Sophora japonica L. Họ Đậu Fabaceae 1. Mô tả phân bố Hòe thuộc loại cây nhỡ cao 6-10m sống lâu nám. Lá kép lông chim lẻ mọc so le mỗi lá có 1 - 17 lá .